Ả-rập Xê-út, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên G20, nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới, kêu gọi tiến hành hội nghị trực tuyến để đối phó với tác động kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Các lệnh hạn chế đi lại trong và ngoài tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sẽ được dỡ bỏ từ ngày 25/3. Các nhà máy ô-tô lớn và nhiều công ty giao hàng ở thành phố Vũ Hán đã trở lại hoạt động, nỗ lực bù đắp tổn thất trong những tháng qua.
Tính đến 5g30' sáng ngày 25/3, toàn thế giới đã ghi nhận 417.693 ca mắc COVID-19. Trong số này, có 18.605 ca tử vong, 108.312 ca phục hồi và xuất viện.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo đại dịch COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng về mức độ lây nhiễm trên phạm vi toàn cầu và hầu như đã xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Ngày 23/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ bắt đầu thực hiện một loạt các biện pháp tín dụng chưa từng có tiền lệ dành cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và các chủ sở hữu lao động lớn, đang phải đối mặt với tình trạng cực kỳ khó khăn.
Nước Anh đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc. Cơ quan y tế Anh báo cáo trong 24 giờ qua có thêm 54 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 335 người và có gần 1.000 ca nhiễm mới, lên 6.650 ca.
Trước diễn biến tích cực về tình hình dịch bệnh COVID-19, Trung Quốc đã nới lỏng hạn chế đi lại với người dân. Nhiều cư dân Bắc Kinh quay trở lại công viên tập thể dục.
Italia ngày 23/3 thông báo số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã tăng lên 6.077 trường hợp, tăng 601 ca so với một ngày trước. Tuy nhiên, số ca nhiễm bệnh mới đã giảm ngày thứ hai liên tiếp.
Theo số liệu vừa công bố sáng nay, Mỹ đã ghi nhận thêm 140 trường hợp tử vong vì mắc COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 553 người.
Chính phủ Nga vừa thông qua quyết định hoãn bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.