Là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nhà thờ Phát Diệm gồm nhiều công trình: phương đình, nhà thờ lớn, hang đá, nhà thờ đá... Nhà thờ do cha Phêrô Trần Lục (thường gọi là cụ Sáu) chủ trì xây dựng từ năm 1875 đến năm 1899 mới hoàn thành. Đất vùng này là phù sa bồi đắp nên yếu, để móng vững chắc cụ Sáu đã cho đóng xuống một "rừng tre" sâu tới 30 thước. Những phiến đá hoa, gỗ quý nặng hàng tấn được chuyển từ rừng, núi cách đó hàng chục km, tất cả đều bằng sức người.

Nhà thờ Phát Diệm - Ký họa của họa sĩ Đặng Viết Lộc

Bé Hoàng Nhật Yên - Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn
Khác biệt hoàn toàn với những nhà thờ Công giáo xây theo phong cách phương Tây Gothic hay Roman, Phát Diệm mang một dáng dấp rất VN. Công trình được bố trí theo phong thủy với hồ nước là minh đường tụ thủy (để tích phúc) và núi phía sau là hậu chẩm tựa sơn (làm chỗ dựa vững chắc).

Thánh đường trong nhà thờ lớn được dựng bởi nhiều cột gỗ lim nguyên khối - Ký họa của sinh viên Ngô Quốc Thuận, sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Ký họa của KTS Thắng Ngô

Ký họa của KTS Phùng Thế Huy

Ký họa của KTS Nguyễn Đình Việt
Phương đình (tháp chuông) 3 tầng, trên tầng 3 có quả chuông nặng gần 2 tấn đúc từ năm 1890. Hệ mái uốn cong hình mũi thuyền gợi nhớ ngôi đình làng truyền thống.
Nhà thờ "Trái Tim Đức Mẹ" (15,3 x 8,5 m) có song cửa, tường, cột nền… hoàn toàn làm bằng đá (nên gọi là nhà thờ đá). Phù điêu tạc từ đá xanh nguyên khối. Nhiều chi tiết được chạm trổ tinh xảo: tùng, mai, cúc, trúc…

Nhà thờ lớn nhìn qua cổng Phương Đình - Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Nhà thờ lớn rộng 21 m, dài 74 m, cao 15 m. Trong thánh đường chia làm 10 gian, có 52 cột gỗ lim nguyên khối (hàng cột giữa chu vi 2,4 m, cao gần 12 m). Trên các phù điêu thiên thần cầm bình nước phép trên tường 5 lối vào nhà thờ có các câu trích từ Kinh Thánh bằng tiếng La tinh.

Soi bóng - Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Cảnh quan tổng thể nhà thờ Phát Diệm - Ký họa của KTS Thắng Ngô

Ký họa của Nguyễn Tùng - Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Trong giáo đường - Ký họa của NTK Lê Quang Khánh

Ký họa của KTS Hoàng Dũng
Một bài trên báo L'Avenir du Tonkin năm 1938 có viết: "Những cảnh diễn lại sự tích trong Kinh Thánh, đều có bóng lá sen, cây cau, cây chuối che phủ, và ở trên lại có mấy pho tượng thiên thần, trông hình như nhà bày cảnh muốn đem cái tâm hồn nước Nam thu vào một cảnh con con tươi đẹp ấy để dâng lên đấng Chí Tôn ngự nơi cửu trùng".
Email:
Mã xác nhận: