Ra mắt tại Đường Sách TP.HCM, "Chiếc nôi vàng giông bão" do tác giả Thanh Thủy chấp bút, được phát hành bởi Phanbook và Nhà xuất bản Dân Trí. Tác phẩm gồm 8 phần với 40 chương, bắt đầu từ cột mốc 20 năm trước khi Hữu Châu chào đời, vào thời điểm đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga ra đời, được ví như "chiếc nôi vàng" của nghệ thuật cải lương và kịch nói miền Nam.

NSƯT Hữu Châu ra mắt bút ký “Chiếc nôi vàng giông bão”: Một đời nghệ sĩ, một thế hệ nghệ thuật
Sinh ra trong một đại gia tộc nghệ thuật, tuổi thơ của Hữu Châu gắn với ánh đèn sân khấu, với những vở tuồng, vai diễn và cả những đau thương. Một trong những biến cố lớn nhất với ông là năm 1978, khi nghệ sĩ Thanh Nga – người cô mà ông gọi là "má Ba" – đột ngột qua đời. Nỗi mất mát ấy, cùng nhiều thăng trầm của sân khấu, đã nuôi dưỡng trong ông một tình yêu đặc biệt với nghề.

Trong cuốn sách, Hữu Châu không né tránh, cũng không tô hồng quá khứ. Ông kể lại những chặng đường từ hậu đài cải lương đến ánh đèn kịch nói, từ trường nghề đến trường đời, từ những lớp học trò cho đến những cuộc chia tay lặng lẽ phía sau cánh gà.
Trong cuốn sách, Hữu Châu không né tránh, cũng không tô hồng quá khứ. Ông kể lại những chặng đường từ hậu đài cải lương đến ánh đèn kịch nói, từ trường nghề đến trường đời, từ những lớp học trò cho đến những cuộc chia tay lặng lẽ phía sau cánh gà. "Chiếc nôi vàng giông bão" không chỉ là hồi ký, mà là lời kể của một người gìn giữ ký ức cho cả một thế hệ làm nghề bằng trái tim.

Bút ký “Chiếc nôi vàng giông bão”
Không chỉ là dịp ra mắt sách, sự kiện còn là nơi gặp gỡ thân tình giữa các nghệ sĩ, đồng nghiệp, học trò và khán giả. Diễn viên Minh Dự, một trong những học trò của nghệ sĩ Hữu Châu, xúc động chia sẻ: "Thầy là một chiếc nôi vàng đầy giông bão, và đi qua giông bão như thế nào để bây giờ chiếc nôi vàng dù không sơn vàng mình vẫn thấy nó đang rất vàng và lấp lánh."

NSƯT Hữu Châu xúc động trong buổi ra mắt bút ký đầu tay – hành trình kể lại một đời làm nghệ thuật.
Không giấu được xúc động, diễn viên Gia Bảo – cháu nội của nghệ sĩ cải lương Bảo Quốc, cũng là cháu gọi Hữu Châu là bác chia sẻ:
Không chỉ với giới nghệ sĩ, cuốn sách cũng chạm đến trái tim của khán giả nhiều thế hệ. Chị Hoàng Yến – một độc giả có mặt tại buổi ra mắt – xúc động nói: "Chú Hữu Châu là tượng đài tuổi thơ của em… Giờ mới được gặp người thật việc thật ngoài đời nên em rất vui và háo hức."

Đông đảo bạn bè, đồng nghiệp và học trò đến chia vui cùng nghệ sĩ tại Đường Sách TP.HCM.
Ở tuổi 60, Hữu Châu không chỉ miệt mài sáng đèn trên sân khấu, đóng phim và giảng dạy, mà còn viết sách như một cách gìn giữ ký ức. "Chiếc nôi vàng giông bão" vì thế không chỉ là hành trình một đời người, mà còn là chứng tích sống động cho lịch sử một dòng họ nghệ thuật, một thế hệ nghệ sĩ yêu nghề, yêu khán giả và yêu sân khấu bằng cả trái tim.
"Hạnh phúc lắm... Cái này không chỉ là vì yêu mến Hữu Châu không đâu… mà yêu mến cả gia tộc Thanh Minh – Thanh Nga, và yêu mến kịch nói bởi Hữu Châu cũng là một diễn viên sân khấu kịch. Cám ơn nhiều lắm những người đã thương yêu và dưỡng nuôi Hữu Châu cho mãi đến bây giờ..." – NSƯT Hữu Châu nghẹn ngào kết lại buổi giao lưu.

Cuốn sách không chỉ kể về Hữu Châu, mà còn là ký ức sống động của cả một thế hệ nghệ sĩ miền Nam.
Ở tuổi 60, khi ánh đèn sân khấu vẫn chưa tắt trên từng bước chân nghệ sĩ, Hữu Châu đã chọn cách viết lại những nỗi niềm sâu kín bằng ngôn ngữ của trái tim. “Chiếc nôi vàng giông bão” không chỉ là bức chân dung đời sống nghệ thuật của một cá nhân, mà còn là ký ức sống động của một dòng tộc gắn bó với sân khấu, của một thế hệ nghệ sĩ đã đi qua mất mát để giữ lấy đam mê. Và trên tất cả, đó là lời tri ân dành cho quá khứ, là cầu nối truyền cảm hứng cho hiện tại, và là ánh đèn lặng lẽ soi đường cho những lớp nghệ sĩ mai sau.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9
Email:
Mã xác nhận: