Ngăn nguy cơ lây lan dịch tả heo Châu Phi diện rộng
Từ đầu năm 2025 đến nay, dịch tả heo Châu Phi bùng phát tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước nên anh Nguyễn Công Tài, ở xã Hòa Hội, TP.HCM tăng cường phun xịt sát trùng chuồng trại từ 2-3 lần/tuần, tiêm vaccine và tăng cường đề kháng cho đàn heo gần 40 con.


Trước dịch tả heo Châu Phi bùng phát, anh Nguyễn Công Tài ăng cường phun xịt sát trùng chuồng trại mỗi tuần
Mùa mưa đến, dịch bệnh dễ phát sinh nên cứ mỗi tuần, ông Nguyễn Văn Tỏa, ở xã Ngãi Giao đều đặn khử trùng chuồng trại từ 2-3 lần; đồng thời tiêm phòng vacxin, tăng cường dinh dưỡng cho đàn heo…

Ông Nguyễn Văn Tỏa đều đặn khử trùng chuồng trại khi mùa mưa đến
Dịch tả heo châu Phi bùng phát: Người chăn nuôi cần làm gì?
Các vùng chăn nuôi tại xã Kim Long, Ngãi Giao, Hòa Hội...TPHCM có tổng đàn heo hơn 414 ngàn con. Từ đầu năm 2025 đến nay, các địa bàn này đã xuất hiện một số ổ dịch tả heo Châu Phi nhưng lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý, tiêu huỷ heo bệnh kịp thời, ngăn chặn heo bệnh thải ra môi trường. Hiện nay, các ổ dịch đã được kiểm soát và không lây lan.
"5 không" trong phòng chống dịch tả heo Châu Phi
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tả heo châu Phi, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm "5 không": không giấu dịch; không vận chuyển, buôn bán heo bệnh/chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt nhiễm bệnh; không vứt heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.



Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tả heo châu Phi, người chăn nuôi cần báo ngay cho các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở khi phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần chủ động theo dõi chặt chẽ, tăng cường cung cấp dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh, thường xuyên sát trùng, vệ sinh chuồng trại; đặc biệt, cần báo ngay cho các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở khi phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Email:
Mã xác nhận: