Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gấp rút hoàn tất các thỏa thuận thương mại, dẫn đến bối cảnh hàng loạt quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế cao hơn.

Với mục tiêu khôi phục sản xuất trong nước, gia tăng nguồn thu ngân sách, điều chỉnh cán cân thương mại và gây sức ép chính trị, thuế quan đang trở thành công cụ kinh tế trung tâm trong chiến lược đối ngoại và phát triển của Nhà Trắng.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 1.

Tổng thống Trump gửi nhiều thư thông báo các mức thuế mới đến nhiều quốc gia, nhằm gây áp lực để cân bằng lại thương mại song phương (Ảnh: Reuters)

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 2.

Ngày 7/7, Tổng thống Trump đã gửi thư thông báo mức thuế mới - áp dụng từ ngày 1/8 - đối với 14 quốc gia từ 25% đến 40%. Đáng chú ý, 2 đồng minh của Mỹ tại châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải chịu mức thuế 25%.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 3.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 4.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2024, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 465 tỷ USD hàng hóa từ 14 quốc gia nói trên. Nhật Bản và Hàn Quốc, đối tác mậu dịch lớn thứ 6 và thứ 7 của Mỹ, chiếm 60% con số này, tức khoảng 280 tỷ USD.

Các nước còn lại trong danh sách trên tuy không xuất khẩu nhiều sang Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc, song lại nằm trong số những địa điểm trung chuyển hàng hóa hàng đầu sang Mỹ.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 5.

Điều đặc biệt nằm ở chỗ, hồi tháng 4 khi ông Trump thông báo về chính sách thuế mới, Brazil không nằm trong số những quốc gia bị áp thuế đối ứng mà chỉ chịu mức thuế tối thiểu 10%, áp dụng đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu.

Sau đó, tới ngày 10/7, ông Trump tuyên bố áp thuế 35% đối với Canada.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 6.

Sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện, đến ngày 12/7, ông Trump cũng tuyên bố áp thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico từ 1/8.

Ngày 15/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có kế hoạch áp thuế trên 10% với các quốc gia nhỏ, bao gồm nhiều nước ở Châu Phi và Ca-ri-bê.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 7.

Các quốc gia đang đẩy mạnh đàm phán thương mại với chính quyền Tổng thống Donald Trump trước hạn chót 1/8 sau khi nhận thư (Ảnh: Bloomberg)

Mới đây nhất, trong ngày 16/7, Tổng thống Mỹ thông báo ông sẽ tiếp tục gửi thư thông báo về mức thuế quan mới tới hơn 150 quốc gia.

Tính đến hết ngày 12/7, đã có hơn 24 nước bị thông báo tăng thuế kể từ ngày 1/8. Ông Trump cảnh báo mức thuế của Mỹ sẽ còn có thể tăng cao hơn nữa, nếu các nước này áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 8.

Nhà Trắng tuyên bố sẽ tái áp đặt thuế cao từ ngày 1/8. Nếu không đạt thỏa thuận, các đối tác buộc sẽ phải chọn nhượng bộ, hoặc chấp nhận đối đầu với Mỹ. Điều này có nguy cơ đẩy quan hệ thương mại toàn cầu lên mức căng thẳng mới.

Trước mức thuế mới của Mỹ, các nước đã có nhiều phản ứng khác nhau. Campuchia bị đánh thuế 36% nhưng vẫn vui mừng khi mức này đã giảm hơn một phần tư so với thông báo của ông Trump hồi đầu tháng 4.

"Đây là thành công lớn đối với Campuchia... Xin cám ơn Tổng thống Donald Trump đã giảm thuế cho Campuchia từ 49% xuống 36%. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán để giảm thuế và tăng cường thương mại giữa Campuchia với Mỹ”, Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói.

Nhiều nước khác, trong đó có 2 đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc, tìm cách đẩy nhanh tiến trình đàm phán để giảm bớt gánh nặng.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 9.

Các cuộc đàm phán thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn đang mắc kẹt ở “gạo và xe hơi” (Ảnh: Getty Images)

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cho biết: "Chúng tôi cam kết tìm kiếm những gì cần tìm kiếm và bảo vệ những gì cần được bảo vệ, và chúng tôi đang tham gia đầy đủ vào các cuộc đàm phán".

Còn Tổng thống Hàn Quốc cho rằng: "Rõ ràng là các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ không hề dễ dàng. Tại thời điểm này, tôi không thể tự tin nói rằng liệu Hàn Quốc có đạt được thỏa thuận hay không. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức. Điều quan trọng là kết quả phải có lợi cho cả hai bên".

Trong khi đó, Brazil tuyên bố sẵn sàng các biện pháp đáp trả.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 10.

Tương tự, EU dự kiến bắt đầu áp thuế trả đũa lên Mỹ từ ngày 14/7. Tuy nhiên hôm 13/7 giờ địa phương, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối này sẽ tạm hoãn áp dụng các biện pháp đáp trả đến ngày 1/8. Bà cũng lưu ý rằng EU sẽ tiếp tục chuẩn bị các biện pháp đáp trả, nếu không đạt được thỏa thuận với Mỹ.

Các bộ trưởng tài chính Pháp và Đức đã kêu gọi Mỹ tiến hành đàm phán "nghiêm túc và có mục tiêu" để đạt được một thỏa thuận công bằng trong tranh chấp thuế quan giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU).

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 11.

Nhiều mặt hàng tại EU nằm trong danh sách bị đánh thuế từ 1/8, trong đó có rượu bourbon (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani cho biết EU đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (24,5 tỷ đô-la Mỹ) đối với hàng hóa của Mỹ nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 12.

Kể từ đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Donald Trump liên tục nhấn mạnh vai trò của thuế quan trong chiến lược kinh tế tổng thể, với 4 mục tiêu chủ chốt, đó là: khôi phục ngành sản xuất Mỹ, tăng thu ngân sách, cân bằng cán cân thương mại và gây áp lực buộc các nước điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho Mỹ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính sách này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây biến động lớn đối với chuỗi cung ứng, thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 13.

Trong những tháng đầu kể từ khi ông Trump tái đắc cử, nhiều công ty đã công bố kế hoạch đầu tư tại Mỹ, trong đó có kế hoạch 500 tỷ USD của Apple (Ảnh: Reuters)

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 14.

Apple công bố kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD vào sản xuất tại Mỹ; GE Appliances tuyên bố sẽ rót nửa tỷ USD để chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Mỹ nhằm sản xuất máy giặt; còn General Motors thì thông báo sẽ đầu tư 4 tỷ USD để tăng sản lượng sản xuất tại nội địa.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 15.

Hãng Reuters ngày 12/7 dẫn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy khoản thu thuế hải quan của Mỹ tăng vọt trong tháng 6 khi các mức thuế của Tổng thống Trump có hiệu lực, lần đầu vượt mốc 100 tỷ USD trong một năm tài khóa và góp phần tạo ra thặng dư ngân sách bất ngờ 27 tỉ USD trong tháng.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 16.

Kết quả trên đã đưa thuế quan trở thành nguồn thu ngân sách lớn thứ tư của chính phủ liên bang, chỉ sau hai loại thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp.

"Nhờ Tổng thống Trump nỗ lực giành lại chủ quyền kinh tế cho đất nước, báo cáo ngân khố tháng này cho thấy mức thu thuế quan kỷ lục mà không có lạm phát".

Dù ghi nhận những số liệu tích cực, song các chuyên gia cũng cảnh báo mặt trái của việc chính phủ Mỹ tăng thuế quan với các nước.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 17.

Trước hết, việc tăng thuế nhập khẩu đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Mỹ sẽ phải mua hàng đắt hơn nhiều so với trước. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs trong báo cáo tháng 6 đã dự báo các công ty Mỹ sẽ chuyển 60% chi phí thuế quan lên vai người tiêu dùng.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 18.

Người tiêu dùng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ các mức thuế quan mới (Ảnh: Reuters)

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 19.

Một hệ quả khác của cuộc chiến thuế quan đó là nguy cơ đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, kéo theo đó là làn sóng dịch chuyển các dây chuyền sản xuất. Các doanh nghiệp đa quốc gia đang tính toán lại chi phí vận hành, chuyển hướng đơn hàng, và thậm chí cân nhắc quay trở lại sản xuất nội địa ở Mỹ nếu chi phí thuế quá cao.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 20.

Chính sách thuế mới không chỉ tác động trực tiếp đến các quốc gia bị đánh thuế, mà còn gây hiệu ứng lan tỏa toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo đợt áp thuế mới có thể làm giảm 0,3 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 nếu căng thẳng kéo dài, đặc biệt nếu các nước bị ảnh hưởng đáp trả bằng các biện pháp thuế quan tương tự. Còn theo Bloomberg Economics, nếu các mức thuế quan mới của Mỹ có hiệu lực, kinh tế thế giới sẽ sụt giảm khoảng 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 21.

Trước chính sách thuế quan tiềm ẩn nhiều rủi ro của Mỹ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt nhiều bất ổn (Ảnh: DailyNews)

Theo giới phân tích, chính sách thuế quan mới mà Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi không chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ, mà còn là đòn bẩy địa chính trị, buộc các nước phải tái cấu trúc quan hệ với Mỹ – từ đầu tư, tiền tệ đến quốc phòng, qua đó định hình lại vai trò của Mỹ trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, chính sách này cũng có nguy cơ gây ra chiến tranh thương mại toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của các quốc gia và kể cả của Mỹ.

Mỹ gây sức ép chính trị, áp thuế hàng loạt các quốc gia - Ảnh 22.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận