Trong tập 2 "Lằn ranh cảm xúc", Tiến sĩ Luật học Cao Vũ Minh tiếp tục là chuyên gia về pháp luật đồng hành với chuyên gia về tâm lý – Tiến sĩ Tô Nhi A. Họ đã cùng phần tích các tình huống giả định liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ gây chết người. Theo đó, "Lằn ranh cảm xúc" tập 2 không chỉ cung cấp thông tin chính xác, đa chiều về bản chất vụ việc, mà còn đưa ra cái nhìn khách quan và giải pháp phòng tránh cụ thể dành cho khán giả đại chúng. Tình huống giả đình tuần này mang tên "Cái giá của sắc đẹp", xoay quanh vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay.

Lan tìm bạn để được tư vấn vì nghi chồng mình ngoại tình
Theo tình huống, Lan (35 tuổi) đang nghi ngờ chồng mình ngoại tình vì thường xuyên có hành động lạ như: đổi mật khẩu điện thoại, thường xuyên nhắn tin với người lạ, hay đi công tác.
Song, Lan cũng sợ bản thân hiểu lầm chồng nên tìm đến chị Hòa (35 tuổi) để tư vấn. Hòa cho rằng, Lan đang bỏ bê bản thân, không chịu chăm sóc nhan sắc nên việc chồng "thay lòng" rất dễ xảy ra. Hòa đề nghị Lan chăm chút lại vẻ ngoài để chinh phục lại chồng mình bằng cách làm đẹp.

Chị Lan tử vong vì gặp phải bác sĩ "dỏm"
Cả hai tìm đến bác sĩ thẩm mỹ để "can thiệp dao kéo" nhưng được bác sĩ khuyên rằng nên can thiệp từ bên trong chứ không nên phẫu thuật. Về nhà, thấy chồng lạnh nhạt nên Hòa vẫn quyết định sẽ phẫu thuật thẩm mỹ.
Cô tìm đến một phòng khám khác và được bác sĩ hứa sẽ giúp cô đẹp hơn chỉ sau một tháng phẫu thuật. Đồng thời, bác sĩ còn khẳng định với kinh nghiệm của mình, cuộc phẫu thuật không lo biến chứng. Tuy nhiên, ngay khi phẫu thuật, chị Hòa bị sốc thuốc mê. Lo lắng bệnh nhân chết trên bàn mổ, cô y tế muốn gọi cấp cứu nhưng bị bác sĩ ngăn cản, đồng thời uy hiếp, khiến y tá lo sợ bỏ về nhà im lặng.
Cảnh kết tình huống là hình ảnh chồng chị Hòa ngồi thất thần một mình trong ngôi nhà tăm tối, anh bác sĩ "dỏm" đang ngồi đối diện công an trong quá trình lấy lời khai.
Trong phần trò chuyện, phân tích cùng chuyên gia của Tiến sĩ Tô Nhi A, Tiến sĩ Luật học Cao Vũ Minh, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM phân tích rằng, có không ít người đang bất chấp các quy định quản lý nhà nước về tiêu chuẩn hành nghề để kinh doanh. Tiến sĩ Cao Vũ Minh cho rằng, hiện nay nhu cầu liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ không của riêng phụ nữ mà hầu như là chuyện chung của "nhà nhà, người người". Thậm chí, có nhiều người còn bị nghiện phẫu thuật thẩm mỹ.
"Do đó, những cơ sở làm đẹp mọc lên rất nhiều. Thậm chí, một số bệnh viện lớn chỉ được cấp phép một số hạng mục như can thiệp không xâm lấn, nhưng vì lợi nhuận cao nên thực hiện luôn nhưng hoạt động xâm lấn.
Bên cạnh đó, vẫn có những người có đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng lại làm việc ở những nơi không an toàn. Hay vì để tối ưu hóa lợi nhuận, bác sĩ phẫu thuật chính không chọn những người có bằng cấp, chứng chỉ để hỗ trợ mà để người không đủ chuyên môn làm trợ lý, vận hành và quản lý máy móc, nhưng chỉ trong chốc lát đã để lại hậu quả.
Và các trường hợp trên đều vi phạm pháp luật, vì thuộc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh, sức khỏe của con người", Tiến sĩ Cao Vũ Minh lý giải. Chuyên gia nói thêm, trong các trường hợp trên, chỉ cần có một sai sót rất nhỏ đều mang tính chất nghiêm trọng.

Tiến sĩ Cao Vũ Minh và Tiến sĩ Tô Nhi A
Trong tình huống giả định trên, Tiến sĩ Cao Vũ Minh cho rằng, chủ thể thực hiện hành vi – tức bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho chị Hòa, dù không có mục đích làm chết người mà có mục đích thu về lợi nhuận, nhưng vẫn gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người khác vì không có chuyên môn. Điều này thể hiện yếu tố xem thường tính mạng, sức khỏe của người khác.
Tiến sĩ Cao Vũ Minh nhấn mạnh, lý do các cơ sở khám chữa bệnh nói chung, các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ cần có giấy cấp phép hoạt động, y bác sĩ cũng cần có giấy phép hành nghề thể hiện đó là nơi uy tính, do người có chuyên môn thực hiện, nhằm phòng ngừa rủi ro khi cần thiết. Và bản thân khách hàng cũng có quyền đòi hỏi xem các giấy tờ liên quan đó.

Hai chuyên gia đưa ra các giải pháp hợp lý giải quyết tình huống trên
Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng, lời khuyên của vị bác sĩ đầu tiên là đúng khi đề nghị chị Hòa không can thiệp dao kéo vì sức khỏe không phù hợp, chính điều này đã giúp bác sĩ thoát khỏi những sai phạm về mặt pháp luật. Tiến sĩ Tâm lý cũng khuyên mọi người cần chú ý trước những lời mời chào vồ vập của các dịch vụ, lời hứa hẹn không chắc chắn có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Sau phân tích tình huống, Tiến sĩ Cao Vũ Minh cho biết thêm, trường hợp của bác sĩ "dỏm" trong tình huống có những loại trách nhiệm pháp lý như: Nếu như có hậu quả chết người xảy ra sẽ là trách nhiệm hình sự; trường hợp không gây chết người, nhưng không có chứng chỉ hành nghề sẽ là trách nhiệm hành chính. Cả hai trường hợp trên đều là trách nhiệm trước Nhà nước. Còn trách nhiệm trước người nhà nạn nhân là trách nhiệm dân sự. Vì vậy, nếu người nhà nạn nhân không truy cứu, không khởi kiện thì bác sĩ "dỏm" trong tình huống vẫn có thể phải đối diện với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính.
"Lằn ranh cảm xúc" được phát sóng lúc 19g30 thứ Sáu hàng tuần trên kênh HTV7.
Email:
Mã xác nhận: