Nhìn từ tổng thể, TP.HCM mới mang theo kỳ vọng rất lớn: Trở thành động cơ tăng trưởng quốc gia, một mô hình đô thị thông minh - bền vững - hợp lực vùng, định hướng trở thành vùng đô thị - tài chính - công nghiệp - cảng biển có mật độ phát triển cao bậc nhất Đông Nam Á.





Một trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ đang bắt đầu được hình thành sau khi TP.HCM hoàn thành việc sáp nhập
Tuy nhiên, để vươn mình phát triển trong kỷ nguyên mới, Thành phố mới phải giải quyết được những điểm nghẽn về quỹ đất, hạ tầng, logistics khi các chủ thể này vẫn đang đứng riêng lẻ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, TP.HCM mới sau sáp nhập sẽ tạo ra "con đường tơ lụa" mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Đông Nam Bộ. Đó là hành lang TP.HCM – Dĩ An – Thuận An – Thủ Dầu Một – Bến Cát – Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được dự kiến sẽ là tuyến sản xuất – dịch vụ – logistics quan trọng nhất của cả nước.

Từ tiềm năng phát triển rất lớn đang rộng mở, để tạo sự liên kết cho hành lang này, Thành phố sẽ cần sớm giải quyết bài toán giao thông liên vùng, dịch vụ kho bãi cũng như những chính sách hỗ trợ đồng nhất.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Chí Dũng - Trưởng Ban Công nghệ và Sáng tạo, Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cho rằng:
Đối với các cảng biển, Thượng tá Vũ Hồng Hùng - Giám đốc Cảng Tân Cảng Cái Mép - Thị Vải (TCTT) nhận định:



Để “con đường tơ lụa” - hành lang kinh tế mới mang vai trò phát triển chiến lược cho TP.HCM mới, xuất nhập khẩu là một trong các vấn đề cần sớm được giải quyết những vướng mắc còn "tồn đọng"
Rõ ràng, việc sáp nhập để tạo thành một siêu đô thị không thể chỉ là chuyện “cộng sổ GDP”, mà còn là sự thay đổi tư duy quản trị – từ “phân quyền địa phương” sang “điều phối hợp nhất”. Ở đó, bài toán về hạ tầng, kho bãi và chính sách sẽ là những điều mà TP.HCM mới cần sớm giải quyết.
Email:
Mã xác nhận: