Trình bày tham luận "Bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách, pháp luật: Những vướng mắc cần được tháo gỡ". PGS.TS Lê Huỳnh Tấn Duy cho biết chính sách bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam được quy định rải rác trong nhiều văn bản, hình thành và triển khai thực hiện hơn 2 thập kỷ, gắn liền với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quản lý, kiểm soát, bảo tồn,... Dù đã có luật nhưng việc vi phạm không giảm mà còn tăng.

Toàn cảnh buổi tọa đàm
PGS.TS Lê Huỳnh Tấn Duy - Phó trưởng Khoa Luật hình sự, Đại học Luật TP.HCM cho biết: "Các biện pháp phòng ngừa hiện nay chưa hiệu quả khi chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật; chưa mang tính bền vững, thường xuyên, liên tục, rộng khắp; nội dung, hình thức còn hạn chế; thiếu kiểm tra, đánh giá kết quả; chưa lồng ghép vào chương trình đào tạo,...".
Rõ ràng việc thực hiện những quy định về bảo vệ động vật hoang dã vẫn còn những bất cập, vướng mắc cần được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Nhưng luật pháp thôi chưa đủ, cần nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ thú rừng, đặc biệt là các sản phẩm làm từ da thú rừng.
"Pháp luật thì đã có nhưng lương tâm thì không đong đếm được dù đây là một trong những yếu tố căn cơ ảnh hưởng đến vấn đề săn bắn thú rừng. Ở một số quốc gia, việc tham gia các hoạt động bảo hộ động vật hoang dã phải trả tiền. Tại Việt Nam, hoạt động này hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn chưa thể thu hút được nhiều người. Vấn đề lương tâm phải ngay từ tấm bé để các cháu phải hiểu và tham gia hoạt động việc bảo vệ động vật hoang dã, hiểu được việc bảo vệ đó có tương lai rất lớn về sau thì khi đó pháp luật sẽ nhẹ nhàng hơn", theo ông Phùng Mỹ Trung, Chuyên gia bảo vệ động vật hoàng dã và đa dang sinh học.
Theo Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên Phạm Xuân Thịnh: "Việc đi tuần tra rừng rất nguy hiểm, anh em kiểm lâm vào rừng bị bò tót rượt đuổi phải leo lên cây, voi tấn công là chuyện bình thường, thậm chí đã có đồng chí kiểm lâm bị bò tót húc tử vong. Hàng ngày, họ đang làm một công việc ở môi trường nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi hiện đang gặp phải những khó khăn hiện hữu như: Nạn săn bắt trái phép vẫn còn diễn ra với hành vi tinh vi, có tổ chức. Cạnh đó là áp lực dân số ở vùng đệm với 25 vạn người dân và thiếu nguồn gen, nguồn tài chính bền vững".
Trước đó, báo Pháp Luật TP.HCM đăng tải tuyến bài "Tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh" từ ngày 9 đến 12/6, phản ánh thực trạng này, thu hút sự quan tâm của dư luận, thúc đẩy các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, phối hợp để xử lý. Đó là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là lời nhắc nhở rằng cuộc chiến này vẫn còn dài và đầy thách thức.
Email:
Mã xác nhận: