(HTV) - TP.HCM ra mắt ngân hàng huyết thanh giúp tăng khả năng dự đoán dịch hoặc phát hiện sớm khả năng bùng phát dịch, đánh giá tình hình miễn dịch cộng đồng.
Qua đại dịch COVID-19, có thể thấy công tác dự đoán, phát hiện sớm khả năng bùng dịch để có những biện pháp ứng phó kịp thời là vô cùng quan trọng. Với mục tiêu đó, sáng nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã chính thức ra mắt Ngân hàng huyết thanh.
Ngân hàng huyết thanh là đơn vị tổ chức thu thập, bảo quản và cung cấp các nguồn mẫu để thực hiện xét nghiệm, phục vụ công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm với 04 mục tiêu chính gồm:
Trước đó, để chuẩn bị cho sự ra đời của Ngân hàng huyết thanh và cũng là để đánh giá sự lưu hành kháng thể SARS-CoV-2 trong cộng đồng người dân thành phố, từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2022, HCDC đã phối hợp với đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tổ chức 3 đợt thu thập các mẫu huyết thanh theo một khung chọn mẫu đảm bảo tính đại diện cho các khu vực địa lý, độ tuổi và giới tính.
Các bác sĩ đang giới thiệu về Ngân hàng huyết thanh
Đã có 16 bệnh viện được đưa vào khung chọn mẫu và mỗi đợt khảo sát thu được gần 900 mẫu huyết thanh. Kết quả thu được cho thấy trên 90% người dân ở cả 4 khu vực địa lý của TP.HCM đều có kháng thể kháng COVID-19. Kết quả khảo sát này đã cung cấp dữ liệu cần thiết để triển khai các hoạt động quản lý bền vững đối với COVID-19.
Ngân hàng huyết thanh hiện lưu trữ khoảng 35.000 - 40.000 mẫu huyết thanh của các bệnh như HIV, sốt xuất huyết, sởi, rubella, viêm gan B, C, COVID...Sắp tới đây, HCDC sẽ khai thác nguồn mẫu từ Ngân hàng huyết thanh để đánh giá miễn dịch đối với bệnh sởi, tay chân miệng qua đó dự báo nguy cơ dịch tại thành phố và trong tương lai, Ngân hàng huyết thanh sẽ tiếp tục mở rộng nguồn mẫu và đa dạng hóa các loại mẫu để đáp ứng nhu cầu chủ động kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, hướng đến kiểm soát các bệnh tật khác.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9