(HTV) - Mặc dù TP.HCM đã xây dựng cơ chế chính sách thu hút nhân tài, tuy nhiên chưa phát huy được hiệu quả đáng kể. Việc ưu tiên đối với nhóm nhân lực chất lượng cao cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám.
Lực lượng lao động công nghệ cao gia tăng
Để hiện thực hóa bài toán hội nhập quốc tế, trở thành trung tâm kinh tế tài chính của Châu Á vào năm 2045, Thành phố vẫn còn nhiều việc phải làm.
TP.HCM xây dựng nền tảng kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực công nghệ cao
Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết để người lao động thích nghi với chuyển đổi công nghệ
Theo ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM: “Hiện nay lực lượng lao động công nghệ cao tại TP.HCM đang ngày càng phát triển. Điều đó được khẳng định thông qua làn sóng đầu tư công nghiệp công nghệ cao càng ngày càng gia tăng, thu hút nhiều lao động có tay nghề từ các tỉnh đổ về. Và năng suất lao động cũng được cách chuyên nghiệp từ nước ngoài đánh giá rất cao. Do đó cần có những chính sách hỗ trợ để người lao động Được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung các kỹ năng cần thiết để có thể thích nghi ở một mức độ nào đó đối với quá trình chuyển đổi này. Còn về lâu về dài, việc chuẩn bị nguồn nhân lực của chúng ta phải được hoạch định trên cơ sở nền giáo dục quốc gia và nó phải đặt trên nền tảng của sự phát triển chung”.
Hỗ trợ người lao động đang gặp tình trạng mất việc
Về chính sách hỗ trợ người lao động nói chung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM cũng cho biết thêm: Thành tựu lớn nhất trong hơn 02 năm qua đó là chính sách hỗ trợ cho hàng vạn người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Bên cạnh đó, các tổ chức công đoàn cũng đã tích cực tham gia vào hệ thống đào tạo nghề quốc gia. Đây cũng là một hướng đi được đánh giá cao trong thời điểm hiện tại, tạo cơ hội phát triển tốt hơn cho người lao động.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9