Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động

Trong nhịp sống hối hả và không ngừng phát triển của một siêu đô thị như TP.HCM, việc làm sao để mỗi nguồn lực từ mỗi người dân và doanh nghiệp, cũng như cả bộ máy chính quyền được sử dụng hiệu quả nhất, luôn là một trăn trở lớn.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 1.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực IIBác có một câu rất nổi tiếng: "Trời có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, đất có bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc, người có bốn đức cần - kiệm - liêm - chính. Việc học tập tinh thần tiết kiệm là học tập theo những phẩm chất đạo đức mà Bác Hồ đã dạy chúng ta. Việc thực hành tiết kiệm cũng phù hợp xu thế hiện nay. Dù các nước có phát triển và giàu có đi nữa, bao giờ cũng yêu cầu tiết kiệm. Hiện nay bắt đầu xuất hiện xu hướng sống xa hoa, xa xỉ nhất là một số cán bộ sau này nếu không được rèn luyện thì rất nguy hiểm, vì sự xa hoa đó không chỉ nằm trong phạm trù tiết kiệm mà vượt qua phạm trù thanh liêm, văn hóa về liêm chính. Tất cả những điều đó đòi hỏi Đảng ta phải thực hành tiết kiệm theo tiêu chuẩn của Bác Hồ cũng như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 2.

Trong bài viết "Thực hành tiết kiệm" viết ngày 1/6/2025, Tổng Bí thư nêu rõ: Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp căn cơ nhất để đất nước vượt qua mọi bão giông.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 3.

Tiến sĩ Châu Đình Linh - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biết, trong một bối cảnh có những sự thay đổi rất là nhanh, thay đổi từ địa chính trị, những hoạt động kinh tế, thay đổi từ những chính sách thương mại... thì cần phải có chính sách đối ứng thông qua thuật ngữ gọi là quản trị sự thay đổi. Có 2 học thuyết lớn, thứ nhất là học thuyết E - Vậy tiết kiệm để làm gì, để tích tụ nguồn lực về tài chính thực hiện những đầu tư dài hạn trong tương lai, thì đó chính là cú hích cho sự tăng trưởng của đất nước mình. Liên quan đến học thuyết O là nâng năng lực của một quốc gia, năng lực nội tại về con người, năng lực về nhân sự. Chúng ta kết hợp cả hai sẽ tạo nên sự thay đổi ngoạn mục để thích ứng với bối cảnh bất ổn bên ngoài.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 4.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 5.

Bài viết "Thực hành tiết kiệm" viết ngày 1/6/2025 của Tổng Bí thư Tô Lâm

Từ cuối năm 2024 đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc ở cấp Trung ương và địa phương; qua đó tinh giảm đầu mối, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để thực hiện ngay chủ trương miễn giảm học phí cho học sinh. Sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, yếu tố rất căn cốt đó là phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc đúng đắn để đạt hiệu quả cao nhất ở mỗi lĩnh vực mà họ đảm trách.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho biết thêm, ngay khi chúng ta tiết kiệm theo tinh thần hiện nay, nhất là khi thực hiện NQ18 về sắp xếp tinh gọn bộ máy, thì từ 2025-2030 dự kiến sẽ dôi ra 20.000 tỷ, và từ sau 2030 chúng ta sẽ dôi ra 30.000 tỷ/năm. Nhờ nguồn lực như vậy chúng ta giải quyết được vấn đề miễn toàn bộ học phí cho các cấp học, và sắp tới đây năm 2030 chúng ta sẽ miễn viện phí cho toàn bộ người bệnh. Chưa nói các cơ sở vật chất sau khi sắp xếp tinh gọn sẽ là một nguồn lực rất lớn để đầu tư cho sự phát triển của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiết kiệm là một chính sách lớn, một đạo đức lớn, một nếp làm việc và nếp sống không bao giờ được lơ là". Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới và thành công, nhất định toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải ra sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 6.

Trong bối cảnh TP.HCM không ngừng nỗ lực tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, câu chuyện về việc tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ dừng lại ở những con số. Mà đó là những thay đổi cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và chính bộ máy công quyền.

Giải pháp nào để cả nguồn lực về cơ sở vật chất và nguồn lực về con người được tối ưu là bài toán mà bất cứ một cấp lãnh đạo xã, phường, đặc khu nào tại TP.HCM cũng phải quan tâm. Và chính trong áp lực thay đổi, cập nhật đó, nhiều chính quyền cơ sở đã chủ trương thực hành tiết kiệm ngay từ những hoạt động đầu tiên.

Tại UBND phường Cát Lái, TP.HCM, thay vì đầu tư một khoản ngân sách lớn để xây dựng trụ sở mới, lãnh đạo phường đã chọn phương án cải tạo Nhà Văn Hóa cũ thành Trung tâm phục vụ hành chính công. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng tiền xây dựng, mà còn tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương. Một quyết sách thể hiện rõ tinh thần chống lãng phí từ cấp lãnh đạo.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 7.
Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 8.
Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 9.

UBND phường Cát Lái, TP.HCM, thay vì đầu tư một khoản ngân sách lớn để xây dựng trụ sở mới, lãnh đạo phường đã chọn phương án cải tạo Nhà Văn Hóa cũ thành Trung tâm phục vụ hành chính công

Đồng chí Võ Tấn Quan - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Cát Lái, TP.HCM cho biết, tận dụng lại thì nguồn kinh phí sẽ hạn chế được một khoản rất lớn. Tiết kiệm là tinh thần mà các cấp lãnh đạo tại Cát Lái luôn quán triệt cho đội ngũ. Và với có sở được cải tạo khang trang như hiện nay, chúng tôi vẫn tin tưởng mình sẽ phục vụ người dân ngày càng tốt hơn...

Không chỉ tiết kiệm về cơ sở vật chất, việc sáp nhập hai phường cũ là Cát Lái và Thạnh Mỹ Lợi, tối ưu hóa bộ máy đã giúp tinh gọn đội ngũ công chức, loại bỏ sự chồng chéo trong công việc.

Cán bộ, viên chức làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển giữa các địa điểm, và quan trọng hơn, còn giảm thiểu thời gian chờ đợi và công sức đi lại cho chính người dân và doanh nghiệp.

Ông Phạm Văn Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công phường Cát Lái, TP.HCM cho biết, 60 cán bộ được sáp nhập từ hai phường đã được phân bổ để tối ưu hiệu quả công việc và quan trọng, nhất là không bị chồng chéo các đầu việc vì điều đó sẽ âm thầm gây lãng phí nguồn lực vốn đang được tinh gọn và yêu cầu tối ưu tính hiệu quả công vụ như hiện nay.

Đồng chí Võ Tấn Quan - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Cát Lái, TP.HCM chia sẻ thêm, nhân sự sau sáp nhập nếu không có sự tính toán phương án hiệu quả sẽ gây lãng phí rất lớn, vì nhiều cán bộ sẽ không biết họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ nào để tối ưu công việc, công việc hiện nay về bản chất cũng đòi hỏi cán bộ đa nhiệm hơn trước. 

Được kế thừa nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị từ trụ sở Quận 6 cũ, Trung tâm phục vụ hành chính công phường Bình Tiên đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp. Với máy ATM nhận trả kết quả tự động 24/7 - được đặt ngay trước cổng trụ sở phường. Chỉ với vài thao tác đơn giản, người dân đã có thể nhận được hồ sơ của mình mà không cần phải vào trong lấy số thứ tự, rất tiết kiệm và chủ động về mặt thời gian.

Không chỉ dừng lại ở những hiệu quả đóng góp cho quá trình tinh gọn bộ máy với mô hình chính quyền hai cấp, công nghệ còn đang phát huy vai trò tối đa, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông cho các công trình trọng điểm của TP.HCM. Việc áp dụng các giải pháp số hóa từ khâu quy hoạch đến thi công đang giúp kiểm soát chặt chẽ chi phí, giảm thiểu sai sót, khiến thực hành tiết kiệm trở nên hiệu quả và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Dưới lòng đất TP.HCM là một "mê cung" hạ tầng phức tạp, với vô số đường ống nước, cáp điện, hệ thống thoát nước. Việc thi công các công trình ngầm luôn tiềm ẩn rủi ro về sự giao cắt, chồng chéo, dễ dẫn đến việc phải đào đi, lấp lại, gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng và chậm trễ tiến độ. Để giải quyết vấn đề đó, tại công trình trọng điểm tuyến Metro số 2, Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang cùng các nhà thầu áp dụng một giải pháp công nghệ hiện đại, nhằm chống lãng phí ngay từ khâu thiết kế và thi công. Đó chính là công nghệ BIM – Building Information Modeling.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 10.

Tham gia công tác thi công tuyến Metro số 1 từ năm 2017, và bắt đầu đảm nhiệm vai trò chuyên viên Ban quản lý dự án 2, phụ trách hạng mục cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật - Dự án tuyến Metro số 2 từ đầu năm 2025, anh Nguyễn Thanh Tuấn hiểu rõ những giá trị mà công nghệ BIM mang lại.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn - Chuyên viên Ban Quản lý Dự án 2, phụ trách hạng mục cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật - Dự án tuyến Metro số 2 cho biết, trước đây, việc thi công ngầm thường dựa trên các bản vẽ 2D, khiến việc hình dung không gian ba chiều và các giao cắt ngầm trở nên khó khăn. Hậu quả là những sự cố như đào nhầm đường ống, làm hỏng hệ thống cáp ngầm, hay phải gia cố tốn kém vì không lường trước được địa chất phức tạp. Những sự cố này không chỉ gây thiệt hại về tài chính, mà còn làm chậm trễ nghiêm trọng tiến độ dự án. Nhưng với công nghệ BIM, mọi thứ đã khác. Đây không chỉ là một bản vẽ 3D, mà là một mô hình thông tin toàn diện của toàn bộ công trình. Từ địa chất, hệ thống cống ngầm, cáp điện, đường ống nước. Tất cả đều được tích hợp chi tiết vào một mô hình số duy nhất. Điều này cho phép các kỹ sư phát hiện sớm mọi xung đột, giao cắt tiềm năng ngay từ giai đoạn thiết kế, trước khi bắt đầu thi công.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 11.
Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 12.
Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 13.

Công nghệ BIM cho phép các kỹ sư phát hiện sớm mọi xung đột, giao cắt tiềm năng ngay từ giai đoạn thiết kế, trước khi bắt đầu thi công

Việc phát hiện và giải quyết các xung đột hạ tầng ngay trên mô hình số giúp dự án tiết kiệm đáng kể chi phí gia cố, sửa chữa phát sinh vốn là những khoản lãng phí khổng lồ trong các dự án ngầm truyền thống. Không chỉ vậy, nó còn rút ngắn thời gian thi công, giúp dự án Metro số 2 tiến độ  nhanh hơn, sớm đưa vào vận hành, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Theo ông Bùi Anh Huấn - Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, việc áp dụng BIM vào dự án Metro số 2 có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả đầu tư công và chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của TP.HCM trong tương lai. Công nghệ này kỳ vọng được nhân rộng và thông qua phương án gia tăng tiết kiệm trên toàn tuyến này còn thể hiện tầm nhìn chiến lược, hiệu quả kinh tế vĩ mô, khả năng nhân rộng công nghệ của BIM...

Từ những phức tạp dưới lòng đất đến sự minh bạch trên màn hình số, công nghệ BIM đang góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống lãng phí trong các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM.

Công nghệ này không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian, mà còn là minh chứng cho thấy, phát triển hạ tầng hiện đại phải đi đôi với sự thông minh, hiệu quả và tinh thần trách nhiệm cao nhất, để mỗi công trình đều là niềm tự hào của thành phố và phục vụ xứng đáng cho người dân.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 14.

Trong hành trình xây dựng một TP.HCM năng động, phát triển bền vững và chống lại mọi biểu hiện của sự lãng phí, chúng ta thường nhắc nhiều đến những dự án lớn, những chính sách vĩ mô. Thế nhưng, có một nơi mà tinh thần tiết kiệm đang từng ngày được ươm mầm, từ những hạt giống nhỏ bé nhất, nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao cho tương lai. Đó chính là nhà trường, nơi con trẻ được gieo vào nhận thức giá trị của thực hành tiết kiệm, thông qua mỗi hoạt động sống thường ngày.

Với các cô giáo tại trường Mầm non Hoa Sen, phường Hòa Hưng, TP.HCM, trách nhiệm dạy dỗ các em nhỏ về giá trị của sự tiết kiệm – không phải từ lý thuyết khô khan, mà từ chính những hành động đời thường, giản dị nhất.

Những chiếc lon sữa đã uống hết, được làm sạch và trang trí lại, biến hóa thành trò chơi bowling cho các con, trong tiết học này. Những món đồ chơi được tận dụng, nhưng đầy màu sắc, kích thích sự sáng tạo của các em. Từ những vật liệu bỏ đi, các bé học được cách tái chế, tận dụng, hiểu rằng không có gì là vô giá trị nếu chúng ta biết cách biến đổi.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 15.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 16.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 17.

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 18.

Các cô giáo tại trường Mầm non Hoa Sen dạy dỗ các em nhỏ về giá trị của sự tiết kiệm – không phải từ lý thuyết khô khan, mà từ chính những hành động đời thường, giản dị nhất

Cô Võ Anh Thư - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen, phường Hòa Hưng, TP.HCM cho biết, nhà trường tận dụng nguyên vật liệu mở để làm đồ chơi cho các em, thay vì đề xuất mua. Giáo dục các em tiết kiệm, nâng niu công sức khi các em được cùng các cô làm nên những món đồ chơi đó bằng chính sức lao động của mình. 

Tại trường Mầm non Hoa Sen, bài học về tiết kiệm không nằm trong sách vở, mà nằm trong từng hành động thường ngày của các em. Đó là khi các em được cô hướng dẫn cách dùng nước rửa tay vừa đủ, không lãng phí từng giọt nước quý giá. Và cũng chính những cô giáo ở đây, cũng luôn hiểu và cùng các con thực hành tiết kiệm điện, nước mỗi ngày, như một tấm gương sáng cho các em noi theo.

Cô Lê Thị Xuân Giới - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen, phường Hòa Hưng, TP.HCM cho biết, các hoạt động tiết kiệm được nhà trường lồng ghép để chính các cô giáo cũng có ý thức làm gương và cùng các em học sinh thực hành tiết kiệm, điều này thực sự rất có ý nghĩa vì bản thân người lớn, đội ngũ sư phạm nhà trường cũng luôn phải hiểu giá trị của thực hành tiết kiệm trong bối cảnh hiện nay.

Mỗi hành động nhỏ của các bé tại Mầm non Hoa Sen không chỉ là bài học về tiết kiệm tài nguyên, mà còn là cách các em hiểu được giá trị của lao động, của sự sẻ chia và bảo vệ môi trường. Ý thức tiết kiệm, chống lãng phí phải được hình thành từ những bài học đầu tiên trong cuộc đời, từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống. Những bài học ấy, tuy đơn giản, nhưng lại đang gieo mầm cho một thế hệ công dân có ý thức, trách nhiệm, biết trân trọng những gì mình có và sử dụng nguồn lực một cách thông minh.

Từ việc tận dụng khéo léo cơ sở vật chất cũ để biến thành Trung tâm Hành chính công hiện đại tại phường Cát Lái, giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng ngân sách và tối ưu hóa thời gian cho cả công chức lẫn người dân. Cho đến việc ứng dụng công nghệ BIM tiên tiến trong thi công Metro số 2, giảm thiểu nguy cơ chồng chéo hạ tầng, ngăn chặn những lãng phí không đáng có từ những sai sót kỹ thuật. Và cuối cùng, là câu chuyện đầy cảm hứng về trường Mầm non Hoa Sen, nơi những bài học về tiết kiệm, trân trọng tài nguyên được gieo mầm từ những hành động nhỏ bé nhất của các em học sinh. Những câu chuyện đó không chỉ là minh chứng cho sự quyết tâm của lãnh đạo, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, mà còn là tín hiệu lạc quan về một ý thức cộng đồng đang dần hình thành. Một TP.HCM vững mạnh, liêm chính không thể thiếu tinh thần tiết kiệm và chống lãng phí từ gốc rễ.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

Thực hành tiết kiệm - Giá trị từ hành động - Ảnh 19.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận