So với rạng sáng qua, mỗi lượng vàng miếng bật tăng 1,2 - 1,3 triệu đồng, đưa giá kim loại quý này lên mức cao nhất trong hơn một tháng qua.
Các thương hiệu DOJI, SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu đồng loạt niêm yết giá vàng miếng ở mức 118,7 – 120,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 1,2 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều.
Riêng Phú Quý SJC mua vào thấp hơn 600.000 đồng/lượng so với các thương hiệu vàng khác, niêm yết ở mức 118,1 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 1,3 triệu đồng/lượng) và 120,7 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 1,2 triệu đồng/lượng).
Giá vàng miếng trong nước cập nhật lúc 5 giờ sáng 2/7
Vàng | Khu vực | Rạng sáng 1/7 | Rạng sáng 2/7 | Chênh lệch | ||||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |||||
Đơn vị tính: Triệu đồng/lượng | Đơn vị tính: Nghìn đồng/lượng | |||||||||
DOJI | Hà Nội | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | |||
TP Hồ Chí Minh | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | ||||
SJC | TP Hồ Chí Minh | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | |||
Hà Nội | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | ||||
Đà Nẵng | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | ||||
PNJ | TP Hồ Chí Minh | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | |||
Hà Nội | 117,5 | 119,5 | 118,7 | 120,7 | +1.200 | +1.200 | ||||
Bảo Tín Minh Châu | Toàn quốc | 117,7 | 119,7 | 118,7 | 120,7 | +1.000 | +1.000 | |||
Phú Quý SJC | Toàn quốc | 116,8 | 119,5 | 118,1 | 120,7 | +1.300 | +1.200 |

Giá vàng 2/7), tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng qua
Tương tự vàng miếng, giá vàng nhẫn cũng bật tăng, mức tăng cao nhất lên đến 1,3 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, SJC niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 114,3 - 116,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 800.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.
DOJI giao dịch vàng nhẫn ở mức 115,4 (tăng 900.000 đồng/lượng) – 117,4 triệu đồng/lượng (tăng 1,4 triệu đồng/lượng).
PNJ niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 114,5 – 117 triệu đồng/lượng (tăng 700.000 đồng/lượng ở cả hai chiều).
Phú Quý giao dịch vàng nhẫn ở ngưỡng 114,3 – 117,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều.
Riêng vàng nhẫn thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đi ngang so với hôm qua, với giá 114,5 - 117,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng thế giới
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay hôm nay tiếp tục đà tăng so với sáng qua, niêm yết ở mức 3.340 USD/ounce (tương đương 106,3 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí).
Như vậy, vàng thế giới đang thấp hơn khoảng 14,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng giao ngay hôm nay tiếp tục đà tăng so với sáng qua
Thị trường vàng vẫn giữ được đà tăng ấn tượng, duy trì vững trên mốc 3.300 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD chưa ngừng đà lao dốc, cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm, khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Theo đó, chỉ số đồng USD (DXY) trên thị trường quốc tế tiếp tục lùi sâu về mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 đến nay; lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện đang ở mức 4,19%. Cả hai yếu tố này đều khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thêm dư địa để cân nhắc việc cắt giảm lãi suất.
Ngoài ra, dữ liệu mới nhất cho thấy ngành sản xuất của Mỹ đã cải thiện, điều này cũng góp phần đẩy giá vàng. Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM) vừa công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cho thấy, ngành sản xuất của nước này đã tăng lên mức 49 điểm trong tháng 6, từ mức 48,5 điểm được ghi nhận trong tháng 5. Con số này vượt nhẹ so với kỳ vọng của thị trường, vốn dự báo ở mức 48,8 điểm. Ngay sau thời điểm dữ liệu trên được công bố, giá vàng giao ngay bật tăng lên vùng đỉnh trong phiên.
Như vậy, giá vàng hiện đang tăng trở lại sau khi lùi sâu về mức thấp nhất trong khoảng 5 tuần qua. Tuần này, thị trường chờ đợi những thông tin mới liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ và diễn biến từ các cuộc đàm phán thuế quan. Trong đó, đáng chú ý, bất ổn chính trị tại Mỹ liên quan đến dự luật thuế có thể thúc đẩy nhu cầu trú ẩn của nhà đầu tư; dù dự luật được thông qua hay không đều kéo theo những lo ngại về rối loạn chính trị hoặc là về thâm hụt ngân sách.
Hiện, các ngân hàng trung ương toàn cầu đang nắm giữ hơn 36.700 tấn vàng, tương đương khoảng 17% tổng lượng vàng từng được khai thác. Trong đó, Mỹ, Đức và Trung Quốc là ba quốc gia có dự trữ lớn nhất.
Giá dầu thế giới
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 1/7, khi giới đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu năng lượng, đồng thời thận trọng dõi theo cuộc họp sắp tới của OPEC+ nhằm quyết định chính sách sản lượng cho tháng 8.
Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,37 USD, tương đương 0,6%, lên mức 67,11 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 0,34 USD, tương đương 0,5%, lên mức 65,45 USD/thùng.
Theo ông Randall Rothenberg - chuyên gia phân tích rủi ro tại Công ty môi giới dầu mỏ Liquidity Energy (Mỹ), đà tăng của giá dầu phần lớn đến từ dữ liệu tích cực trong việc khảo sát các doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc, cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của nước này đã quay trở lại đà tăng trưởng trong tháng 6.
Ngoài ra, kỳ vọng Saudi Arabia sẽ tăng giá bán dầu thô cho các khách hàng châu Á trong tháng 8 lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng, cùng với mức chênh lệch giá dầu ESPO Blend của Nga đã củng cố thêm niềm tin vào triển vọng nhu cầu nhiên liệu mạnh mẽ, ông Rothenberg nhận định.

Giá dầu khởi sắc nhờ tín hiệu phục hồi sản xuất từ Trung Quốc và kỳ vọng OPEC+ giữ ổn định nguồn cung trong tháng 8
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị kìm hãm bởi kỳ vọng OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu trong tháng 8. Theo Reuters, bốn quốc gia trong OPEC+ cho biết, nhóm này dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày trong cuộc họp vào ngày 6/7 tới đây.
“Giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào quyết định của OPEC+ vào cuối tuần này, khi nhóm này được kỳ vọng sẽ tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày nhằm giành thêm thị phần, đặc biệt là từ các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ”, chuyên gia phân tích năng lượng Alex Hodes từ StoneX cho biết.
Ngoài mục tiêu giành thị phần từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, OPEC+ cũng đang tìm cách trừng phạt các thành viên sản xuất vượt hạn ngạch.
Theo nguồn tin Reuters, Kazakhstan - một trong 10 quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới và là thành viên OPEC+, đã nâng sản lượng dầu trong tháng 6 lên mức cao kỷ lục.
Dữ liệu từ Kpler cũng cho thấy, Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã tăng xuất khẩu dầu thô trong tháng 6 lên mức cao nhất trong vòng một năm.
“Lượng dầu xuất khẩu này đang tăng nhanh hơn cả mức trong thỏa thuận OPEC+ cho phép, đặc biệt trong mùa hè - thời điểm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng vọt và một phần nguồn cung cần được giữ lại để đáp ứng nhu cầu trong nước”, ông Hodes nhận định.

Giá xăng dầu có thể biến động nhờ kỳ vọng OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang theo dõi sát các cuộc đàm phán thương mại trước thời hạn áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 9/7. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính quyền Tổng thống Trump sẽ kiên quyết giữ nguyên thời hạn chót hay gia hạn để có thêm thời gian thương lượng.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, thỏa thuận thương mại với Ấn Độ đang “rất gần”. Tổng thống Trump cũng xác nhận khả năng đạt được “thỏa thuận rất lớn” với Ấn Độ, nhưng lại tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt được thỏa thuận với Nhật Bản.
Ông Bessent cảnh báo rằng, các quốc gia có thể sẽ nhận được thông báo về mức thuế cao hơn đáng kể, bất chấp các nỗ lực đàm phán thiện chí, khi thời hạn ngày 9/7 đến gần. Khi đó, mức thuế tạm thời 10% sẽ được thay thế bằng mức thuế cao hơn đã được công bố vào ngày 2/4, nhưng sau đó bị tạm hoãn.
Các nhà ngoại giao của EU chia sẻ với Reuters rằng, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang yêu cầu Mỹ gỡ bỏ ngay lập tức các mức thuế đối với một số lĩnh vực then chốt như một phần trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 2/7, cụ thể như sau:
Xăng E5RON92: Không cao hơn 20.530 đồng/lít.
Xăng RON95-III: Không cao hơn 21.116 đồng/lít.
Dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 19.349 đồng/lít.
Dầu hỏa: Không cao hơn 19.064 đồng/lít
Dầu mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 16.955 đồng/kg.
Email:
Mã xác nhận: