Thị trường 15/9/2024: Vàng thế giới và vàng nhẫn lập đỉnh, giá dầu đã lấy lại được đà tăng

NGỌC THẠCH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 15/9/2024, 15:00

(HTV) - Trong khi giá vàng nhẫn lần đầu vượt 79,1 triệu đồng thì giá vàng thế giới đang lập kỷ lục ở mức 2.580,55 USD một ounce. Giá xăng dầu thế giới ghi nhận tuần tăng đầu tiên sau 3 tuần lao dốc.

Giá vàng trong nước: 

Tại thời điểm khảo sát lúc 5 giờ 00 phút ngày 15/9/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:

Bảng giá vàng hôm nay 15/9/2024 mới nhất như sau:

Ngày 15/9/2024

(Triệu đồng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

SJC tại Hà Nội

78,5

80,5

-

-

Tập đoàn DOJI

78,5

80,5

-

-

Mi Hồng

79,5

80,5

-

-

PNJ

78,5

80,5

-

-

Vietinbank Gold

-

80,5

-

-

Bảo Tín Minh Châu

78,5

80,5

-

-

Bảo Tín Mạnh Hải

78,5

80,5

-

-

Giá vàng thế giới:


Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5 giờ 00 phút hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.580,55 USD/ounce. Giá vàng hôm nay đi ngang so với giá vàng ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 75,527 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 2,973 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay chạm mốc 2.580,55 USD/ounce, tăng 27% so với đầu năm, thiết lập kỷ lục mới trên thị trường quốc tế. Động lực chính đến từ chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương lớn và sức nóng ngày càng tăng từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11. Đồng thời, giá vàng giao ngay cũng vượt ngưỡng 2.580 USD/ounce, tăng khoảng 80 USD kể từ đầu tuần.

Sự tăng vọt này diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đi trước Fed hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 3,5%. Động thái này làm dấy lên kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ theo chân giảm lãi suất vào tuần tới, đặc biệt khi các chỉ số kinh tế gần đây cho thấy dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Aakash Doshi, Giám đốc bộ phận hàng hóa khu vực Bắc Mỹ tại Citi Research, dự báo giá vàng có thể chạm mốc 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2025 và 2.600 USD vào cuối năm 2024. Yếu tố hỗ trợ bao gồm việc Fed cắt giảm lãi suất, nhu cầu mạnh mẽ từ các quỹ ETF và giao dịch vàng vật chất ngoài sàn.

Thị trường hiện đang đặt cược vào khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020 tại cuộc họp ngày 18/9 tới. Theo dữ liệu FedWatch, có 55% khả năng lãi suất sẽ giảm 25 điểm cơ bản và 45% khả năng giảm 50 điểm cơ bản.

Peter A. Grant, Phó Chủ tịch kiêm Chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals, nhận định nếu các dữ liệu sắp tới cho thấy rủi ro tăng trưởng và thị trường lao động yếu kém, khả năng cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 11 hoặc tháng 12 sẽ tăng lên, tạo động lực mạnh mẽ cho giá vàng.

Giá xăng dầu thế giới:

Tuần này, giá dầu đã chấm dứt chuỗi hat-trick giảm của 3 tuần trước đó. Với dầu Brent leo dốc khoảng 0,8%, dầu WTI tăng khoảng 1,4%, giá dầu đã quay đầu bật tăng.

Sự tăng tốc của giá dầu trong tuần này được hỗ trợ chính bởi tác động của cơn bão Francine đổ bộ vào Louisiana, Mỹ.

Ngay tại phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu tăng khoảng 1% khi thị trường lo ngại bão Francine sẽ làm gián đoạn sản xuất và lọc dầu dọc Vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ.

Tuy nhiên, giá đã nhanh chóng lao dốc mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 năm tại phiên giao dịch thứ 2 khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giảm dự báo nhu cầu trong năm 2024 và 2025. Theo OPEC, trong năm nay, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,03 triệu thùng/ngày, giảm 0,08 triệu thùng so với dự báo tăng trưởng của tháng trước, mức dự báo mà OPEC duy trì suốt từ tháng 7-2023. Cũng theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu toàn cầu năm 2025 sẽ là 1,74 triệu thùng/ngày, giảm 0,04 triệu thùng so với dự báo trước đó.

Ngược với dự báo của OPEC, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục trong năm. Cụ thể, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ đạt trung bình khoảng 103,1 triệu thùng/ngày trong năm 2024, cao hơn so với dự báo đạt 102,9 triệu thùng/ngày trước đó.

Một lần nữa, lo ngại về việc ngừng sản xuất kéo dài tại mỏ dầu ngoài khơi của Mỹ do cơn bão Francine tiếp tục hỗ trợ giá dầu bật tăng trở lại hơn 4% tại phiên giao dịch thứ 3 và 4, lấy lại hết những mất mát ở phiên giao dịch thứ 2 (giảm khoảng 4%). Hạn chế đà tăng của giá dầu trong 2 phiên này sự tăng trong tồn kho dầu của Mỹ. Theo EIA, trong tuần kết thúc vào ngày 6-9, tồn kho dầu của Mỹ tăng 833.000 thùng lên 419,1 triệu thùng, ngược so với ước tính giảm 2,79 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ, đồng thời thấp hơn so với kỳ vọng tăng 987.000 thùng của các nhà phân tích.

Sản lượng dầu thô tại Vịnh Mexico của Mỹ phục hồi sau bão Francine và số lượng giàn khoan của Mỹ tăng thêm 7 – mức tăng hằng tuần lớn nhất trong 1 năm là những nhân tố đẩy giá dầu trượt nhẹ 0,5% tại phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Tuy nhiên, mức trượt này khá khiêm tốn nên không đủ để kéo giá dầu nới dài đà giảm của 3 tuần trước đó.

Vậy là sau 3 tuần lao dốc, giá dầu đã lấy lại được đà tăng. Dầu Brent kết thúc tuần ở mức 71,61 USD/thùng, dầu WTI đóng cửa ở mức 68,65 USD/thùng.

Giá xăng dầu trong nước:

Xăng E5 RON 92 không quá 18.890 đồng/lít.

Xăng RON 95-III không quá 19.635 đồng/lít.

Dầu diesel không quá 17.165 đồng/lít.

Dầu hỏa không quá 17.790 đồng/lít.

Dầu mazut không quá 14.467 đồng/kg.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: