Quốc hội thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM

ĐOÀN TUẤN - TIẾN DŨNG // VĂN PHÒNG HTV TẠI HÀ NỘI 31/5/2023, 09:08

(HTV) - Rất nhiều đại biểu kỳ vọng Dự thảo nghị quyết mới thay thế nghị quyết 54 sẽ được thông qua, làm tiền đề cho TP.HCM trở thành nam châm tăng trưởng.

Chiều 30/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về những giải pháp và cơ chế cần thiết để tạo thuận lợi cho TP.HCM phát triển. Tại buổi thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, nghị quyết mới được thông qua sẽ giúp thành phố bứt phá và vươn lên mạnh mẽ trong thời gian tới.

Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về những giải pháp và cơ chế cần thiết để tạo thuận lợi cho TP.HCM phát triển

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM nêu ý kiến: "Đã bồi thường tiền giải phóng mặt bằng thường mất thời gian để thu hồi đất và thanh toán cho nhà đầu tư. Thực hiện dự án bằng phương thức công tư, bồi thường bằng quỹ đất PPP có thể gặp vướng mắc. Hiện tại, chúng ta đã làm được hiệu quả, ví dụ điển hình là dự án vành đai 3. Tôi hi vọng Quốc hội sẽ thông qua để giải quyết được vấn đề này và tháo gỡ điểm nghẽn cho thành phố. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ách tắc trong thực hiện các dự án, nên khi giải quyết được sẽ giúp thành phố phát triển mạnh mẽ hơn".

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, Đoàn ĐBQH TP.HCM nêu quan điểm: "Tôi nghĩ rằng, về lâu dài, để tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển, gắn với chỉ đạo của Nghị quyết số 31, Quốc hội và Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành luật dành cho các đô thị đặc biệt, trong đó quy định một số cơ chế, đặc biệt liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế và phương thức vận hành, nhằm đảm bảo TP.HCM tự chủ và sử dụng tối đa các tiềm năng hiện có, từ đó tạo ra bước chuyển lớn hơn và hiệu quả cao hơn, phù hợp với vai trò của thành phố này đối với cả nước".
Ông Trương Trọng Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã nói rằng: "Vì sao TP.HCM lại là đô thị đặc biệt? TP.HCM đã đóng góp vào tăng trưởng trong hàng chục năm qua với tỷ lệ từ 25% trở lên. Gần đây, một số tỉnh khác đã vươn lên, tuy nhiên TP.HCM vẫn đứng đầu cả nước về đóng góp ngân sách cho trung ương, với tổng số tuyệt đối cao nhất và tỷ lệ cao nhất. Năm 2022 chỉ có 16 tỉnh đóng góp về Trung ương, trong khi TP.HCM vẫn đứng đầu về mặt số tiền đóng góp. Các tỉnh vươn lên được giữ lại 100%, còn nhiều địa phương khác được Trung ương cấp bù. Đây chính là điều đặc biệt của TP.HCM. Vì thế, TP.HCM đóng vai trò quan trọng như một đầu tàu, động lực và lan tỏa nhiều mặt, trước hết là về kinh tế".

Rất nhiều đại biểu kỳ vọng Dự thảo nghị quyết mới thay thế nghị quyết 54 sẽ được thông qua

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng, Đoàn ĐBQH TP.HCM đã nói: "Khi xây dựng Nghị quyết mới, chúng ta cần tính đến nội lực và đặt ra các yêu cầu cần thiết. Thảo luận về kế thừa Nghị quyết 54 đã được thực hiện kỹ lưỡng trong kỳ họp thứ 4. Chúng ta cần quan tâm đến 4 nhóm cơ sở mới, và các đại biểu cần nhận thức rằng việc đưa Nghị quyết này vào thực hiện là cần thiết. Những cơ sở chưa được thực hiện trong 14,15, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện. Thứ hai, việc thực hiện các dự án luật, như Luật Đất đai sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn. Nhóm cơ sở thứ ba, chúng ta cần tạo ra một khuôn khổ pháp lý để thu hút các nhân tài và quy luật cho nền kinh tế của chúng ta. Chỉ có những người dám nghĩ dám làm mới có thể bảo vệ những người sáng tạo và tránh sai lầm".

Góp ý vào một số nội dung cụ thể, ý kiến đại biểu cho rằng từ thực tiễn triển khai nghị quyết 54, những điểm mới có trong dự thảo nghị quyết sẽ giúp tháo gỡ và giải quyết nhanh hơn nhiều lĩnh vực như giao thông, tổ chức bộ máy chính quyền

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang,  Đoàn ĐBQH TP.HCM cho biết: “Về việc tổ chức bộ máy của thành phố, tôi tán thành việc thành lập sở an toàn thực phẩm thuộc UBND thành phố đến thời điểm này đã chín muồi, hơn 6 năm thí điểm thì thực tế đã kiểm nghiệm. Ban an toàn thực phẩm không làm tăng biên chế. Với hơn 13 triệu dân cần cơ quan chuyên môn về mặt quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm".

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang,  Đoàn ĐBQH TP.HCM 

Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng, Đoàn ĐBQH TP.HCM: “Nghị quyết mới khi bàn phải tính đến nội lực. Còn sự cần thiết phải đặt ra khi xây dựng Nghị quyết 54 thì đã thảo luận kỹ tại kỳ họp thứ 4. Tôi xin nói một điều, chúng ta cần quan tâm 4 nhóm cơ sở mới, các đại biểu thường có suy nghĩ là về kế thừa 54, đương nhiên rồi, những cơ sở thời gian vừa qua qh 14,15 vừa qua cho các thành phố thí điểm TPHCM chưa được làm thì tới đây được làm. Thứ 3 nếu thành phố làm thì tới đây các dự án luật tới đây ví dụ luật đất đai sẽ có cái nhìn tổng quan hơn. Nhóm cơ sở 4 nhất là việc tạo ra khuôn khổ pháp lý để chúng ta tiếp tục thu hút nhân tài, quy luật của nền kinh tế. Phải có người dám nghĩ dám làm, bảo vệ được người sáng tạo để người ta không sợ sai.

Đại biểu Vũ Hải Quân - Đoàn ĐBQH TP.HCM: “Nhìn nhận nghị quyết 31 mà BCT giao cho TP.HCM thì tinh thần về đổi mới sáng tạo của chúng ta thì không phải chỉ tạo hành lang pháp lý cho TP nổi trội trong nước mà còn trong khu vực. Gần đây có nhiều ý kiến nói rằng nhiều bạn trẻ chọn Sing thì mình phải đặt lại vấn đề này. Trong Nghị quyết đã đề cập đến chính sách miễn thuế cho nhà đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vì đầu tư này rủi ro cao mà chúng ta đánh thuế thì rất khó nên cần cơ chế để họ thực hiện điều này”.

Đại biểu Vũ Hải Quân - Đoàn ĐBQH TP.HCM

Ý kiến đại biểu cũng đề nghị sau khi nghị quyết được thông qua, Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành sớm có hướng dẫn để các điều khoản của nghị quyết sớm được triển khai và có hiệu lực.

Đại biểu Trần Anh Tuấn, Đoàn ĐBQH TP.HCM: “Xin Kiến nghị các bộ ngành phối hợp với thành phố sớm ra hướng dẫn sau đo thực tiễn phát sinh liên quan chức năng của thành phố thì chủ tịch TP có thể xử lý ngay, tạo tính chủ động. Các cơ quan trung ương kịp thời thông qua nghị quyết, nghị định. Mặc dù vướng luật khác đòi hỏi sự phối hợp của cơ quan trung ương tốt như thời gian chuẩn bị nghị quyết”.

 

Ý kiến của bạn: