Các thương hiệu DOJI, SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu đồng loạt bình ổn giá vàng miếng ở mức 119,7 – 121,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Phú Quý SJC mua vào thấp hơn 500.000 đồng/lượng so với các thương hiệu vàng khác, giao dịch ở mức 119,2 triệu đồng/lượng mua vào - 121,7 triệu đồng/lượng bán ra.
Tuy giá vàng hôm nay đi ngang so với hôm qua nhưng chỉ tính trong ba ngày qua, giá vàng miếng SJC đã giảm tổng cộng 1 triệu đồng/lượng; biên độ giá mua - bán vàng miếng SJC được giữ ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Vàng | Khu vực | Rạng sáng 25/7 | Rạng sáng 26/7 | Chênh lệch | ||||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |||||
Đơn vị tính: Triệu đồng/lượng | Đơn vị tính: Nghìn đồng/lượng | |||||||||
DOJI | Hà Nội | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | |||
TP Hồ Chí Minh | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | ||||
SJC | TP Hồ Chí Minh | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | |||
Hà Nội | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | ||||
Đà Nẵng | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | ||||
PNJ | TP Hồ Chí Minh | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | |||
Hà Nội | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | ||||
Bảo Tín Minh Châu | Toàn quốc | 119,7 | 121,7 | 119,7 | 121,7 | - | - | |||
Phú Quý SJC | Toàn quốc | 119,2 | 121,7 | 119,2 | 121,7 | - | - |
Vàng nhẫn trong nước, vàng thế giới cùng giảm
Giá vàng thế giới hôm nay
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay hôm nay giảm nhẹ so với sáng qua, niêm yết quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce (tương đương 106,2 triệu đồng/lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí).
Giá vàng thế giới nhìn chung giảm giá 31 USD/ounce (tương đương 0,92%) nếu tính trong vòng 24 giờ qua.
Hiện tại, vàng thế giới thấp hơn khoảng 15,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng miếng và thấp hơn 10,8 - 13,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng nhẫn trong nước.
Giá vàng giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần khi những dấu hiệu tích cực từ các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn. Chỉ số USD Index tăng trở lại khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với người mua bằng ngoại tệ khác. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm phục hồi, khiến vàng mất sức hấp dẫn trong ngắn hạn, dòng tiền có xu hướng rời khỏi các tài sản không sinh lãi như vàng.
Bên cạnh đó, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất vẫn hiện hữu, và điều này đang hỗ trợ giá vàng duy trì gần ngưỡng 3.360 USD/ounce.
Trong khi đó, dữ liệu mới công bố cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ bất ngờ giảm trong tuần qua. Điều này chứng tỏ thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định, dù tốc độ tuyển dụng chậm lại khiến người thất nghiệp khó tìm được việc làm hơn.
Trong báo cáo giữa năm 2025 của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) tiếp tục đánh giá, vàng có thể tăng nhẹ 0-5% trong nửa cuối năm; hoặc nếu kinh tế yếu đi, có thể bật mạnh thêm 10-15% so vùng hiện tại (khoảng 3.300-3.500 USD/ounce).
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể đạt 3.675-3.700 USD/ounce vào cuối 2025, thậm chí tiệm cận mức 4.000 USD/ounce vào giữa năm 2026 nếu lãi suất do FED điều hành giảm nhanh và lạm phát kéo dài.
Theo Oilprice, lúc 5 giờ 15 phút ngày 26/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giảm 0,74 USD, tương đương 1,07%, xuống còn 68,44 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng giảm 0,87 USD, tương đương 1,32%, xuống còn 65,16 USD/thùng.
Giá dầu thế giới giảm ở mức thấp nhất trong ba tuần qua, khi giới đầu tư lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm khoảng 1%, trong khi dầu WTI giảm khoảng 3%.
Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế nhờ kỳ vọng rằng các thỏa thuận thương mại với Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ dầu trong tương lai.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen dự kiến sẽ có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào Chủ nhật (27/7) tại Scotland. Các quan chức và nhà ngoại giao EU cho biết, họ kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại vào cuối tuần này.
Một loạt dữ liệu công bố ngày 25/7 cho thấy, nền kinh tế khu vực đồng euro vẫn giữ được sự vững vàng trước làn sóng bất ổn do cuộc chiến thương mại toàn cầu gây ra, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dường như đang làm dịu kỳ vọng của thị trường về việc không tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Chiều 24/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Điều này cho thấy nhà lãnh đạo Mỹ đã gia tăng đáng kể áp lực lên ông Powell buộc Fed phải hạ lãi suất. Việc hạ lãi suất sẽ giúp giảm chi phí vay tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ dầu.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế nước này giảm tốc trong quý II vừa qua, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng vượt qua kỳ vọng của thị trường, cho thấy sự vững vàng trong cuộc chiến thuế quan với Mỹ.
Nguồn cung dầu toàn cầu có thể tăng khi Mỹ đang cho phép Tập đoàn dầu khí Chevron và các đối tác khác hoạt động trở lại tại Venezuela - quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang bị áp đặt lệnh trừng phạt. Điều này có thể giúp tăng xuất khẩu dầu Venezuela thêm hơn 200.000 thùng/ngày.
Ngoài ra, Iran cũng cho biết sẽ tiếp tục đàm phán hạt nhân với châu Âu sau cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Israel và Mỹ tiến hành không kích Iran hồi tháng trước.
Cả Venezuela và Iran đều là thành viên OPEC. Nếu các lệnh trừng phạt được nới lỏng, nguồn cung dầu từ hai nước này có thể tăng lên, gây áp lực lên giá dầu.
Giá xăng dầu đổi chiều giảm nhẹ
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 26/7, cụ thể như sau:
-Xăng E5RON92: Không cao hơn 19.279 đồng/lít
- Xăng RON95-III: Không cao hơn 19.709 đồng/lít
- Dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 19.129 đồng/lít
- Dầu hỏa: Không cao hơn 18.628 đồng/lít
- Dầu mazut 180CST 3.5S: Không cao hơn 15.379 đồng/kg
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên được Liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh từ 15 giờ chiều ngày 24/7. Theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 202 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 216 đồng/lít; dầu diesel tăng 330 đồng/lít, dầu hỏa tăng 199 đồng/lít, riêng dầu mazut giảm 99 đồng/kg.
Kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Theo liên Bộ, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: Thông tin cập nhật về chính sách thuế nhập khẩu mới của Mỹ đối với hàng hóa của các đối tác thương mại; EU công bố gói trừng phạt mới đối với dầu của Nga; xung đột quân sự giữa Nga với Ukraine vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua biến động lên, xuống tùy từng mặt hàng.
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, giá xăng trong nước trải qua 29 phiên điều chỉnh, trong đó có 12 phiên giảm, 12 phiên tăng và 5 phiên trái chiều.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9NGỌC PHẠM - BẢO NGHI // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV