Việc sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là một thực tiễn phổ biến trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, mọi hoạt động này đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xuất xứ để tránh những rủi ro pháp lý và thương mại.
Xuất xứ hàng hóa có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức thuế đối ứng áp dụng lên hàng hóa Việt Nam
Theo Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam - chi nhánh khu vực TP.HCM, các Hiệp định Thương mại Tự do mà Việt Nam đã ký kết đều có những điều kiện chặt chẽ về xuất xứ để được công nhận xuất xứ Việt Nam và hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, việc kiểm soát xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ còn gặp nhiều thách thức.
Tính đến thời điểm này, nỗ lực đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ được đánh giá là đã có tín hiệu tích cực. Việc kéo được mức thuế về ngưỡng dự kiến cho thấy lợi thế cạnh tranh và so sánh của nước ta đang được phát huy tốt.
Nỗ lực đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ được đánh giá là đã có tín hiệu tích cực
Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Vì sao quan trọng cho doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam?
Để gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, chuyên gia cho rằng: Chính phủ cần có những cơ chế thông thoáng hơn và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp phụ trợ.
Với nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam nên tập trung vào những ngành mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao và nhu cầu lớn trong tương lai
Cũng theo chuyên gia, với nguồn lực còn hạn chế, Việt Nam nên tập trung vào những ngành mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao và nhu cầu lớn trong tương lai. Quan trọng hơn, bản thân doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị toàn diện và chính xác việc theo dõi nguồn gốc nguyên liệu để tránh sai sót.
HỒNG DIỄM - HỮU TRÍ - TRÚC QUỲNH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV
Link nội dung: https://htv.com.vn/minh-bach-xuat-xu-nang-cao-ti-le-noi-dia-hoa-hang-xuat-khau-22225070613565723.htm