Hội thảo quốc tế ICLD 2025 tại TP.HCM quy tụ hơn 100 chuyên gia từ 12 quốc gia, thảo luận các xu hướng mới trong giảng dạy ngôn ngữ, từ ứng dụng A.I.
Hội thảo quốc tế về phát triển ngôn ngữ lần thứ 2 – ICLD 2025 đã chính thức khai mạc tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM với sự tham dự của hơn 100 chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ 12 quốc gia. Diễn ra trong hai ngày 4 và 5/7, sự kiện mang chủ đề "Chuyển đổi giáo dục ngôn ngữ: Sức khỏe, Công nghệ và những vấn đề khác", nhằm thảo luận các xu hướng đổi mới trong giảng dạy ngôn ngữ giữa bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.
Hội thảo do Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp cùng các đối tác quốc tế từ Thái Lan, Philippines và Trung Quốc tổ chức
Hội thảo do Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp cùng các đối tác quốc tế từ Thái Lan, Philippines và Trung Quốc tổ chức. Với 71 bài nghiên cứu gửi về từ các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên và học viên cao học trong và ngoài nước, sự kiện thu hút sự quan tâm của người tham dự trực tiếp và trực tuyến đến từ 14 quốc gia.
Các nội dung thảo luận tại ICLD 2025 tập trung vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học ngoại ngữ, dạy học đa phương tiện, phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa, cũng như các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho người học trong môi trường số.
Các nội dung thảo luận tại ICLD 2025 tập trung vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học ngoại ngữ, dạy học đa phương tiện, phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa, cũng như các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho người học trong môi trường số. Đây là những chủ đề đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng giáo dục ngôn ngữ toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch và bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện về công nghệ.
Không chỉ là diễn đàn chia sẻ tri thức, ICLD 2025 còn mở ra cơ hội xuất bản quốc tế cho các công trình nghiên cứu, đồng thời góp phần xây dựng mạng lưới học thuật giữa các giảng viên, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và tiếng Trung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
ICLD 2025 còn mở ra cơ hội xuất bản quốc tế cho các công trình nghiên cứu, đồng thời góp phần xây dựng mạng lưới học thuật giữa các giảng viên, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và tiếng Trung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Từ hội thảo, nhiều sáng kiến thực tiễn đã được chia sẻ và nhiều mối hợp tác học thuật được hình thành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ theo hướng nhân văn, bền vững và phù hợp với yêu cầu của thời đại số.
BÍCH PHƯƠNG - HỒ ĐỨC // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV
Link nội dung: https://htv.com.vn/icld-2025-ket-noi-tri-tue-toan-cau-vi-giao-duc-ngon-ngu-trong-thoi-dai-so-222250705123244619.htm