Đèo Ngoạn Mục - một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam. Nguồn ảnh: Sangtannguyen
Với chiều dài 18,5 km, độ dốc lên tới 9 độ cùng nhiều khúc cua tay áo, quanh co, khúc khuỷu, cung đường đèo này sẽ làm hài lòng bất cứ ai ưa phiêu lưu, khám phá, pha lẫn một chút mạo hiểm.
Đèo Ngoạn Mục hay còn được nhắc đến với tên gọi đèo Sông Pha (đây là một cách đọc nhanh từ tên gọi Krông Pha), đó là những tên gọi thân thuộc mà người ta quen gọi cung đường này. Trước đây khi người Pháp tới đây xây dựng thành phố và cho mở tuyến đường bộ này với mục đích nối liền giao thông từ Đà Lạt về Phan Rang thì thời đó nơi đây còn được mang một cacsi tên là Bellevue.
Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc ô tô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn.
Con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu. Nguồn ảnh: Sangtannguyen
5 trải nghiệm khó quên khi chinh phục Đèo Ngoạn Mục
Thưởng thức cà phê tại tiệm tạp hoá ven đường và ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ từ trên cao. Nguồn ảnh: Sangtannguyen
Đèo Ngoạn Mục hấp dẫn du khách với cảnh sắc thay đổi liên tục theo thời gian và không gian. Lên Ngoạn Mục vào buổi sáng bằng xe gắn máy, du khách dễ bị choáng ngợp bởi những cụm mây mịt mù. Lên Ngoạn Mục những chiều đông, có thể đứng ở vực cao ngắm ra khoảng rừng những vách đồi trước mặt, thấy những mảng rừng đổi màu lá xanh, lá đỏ. Lên đèo Ngoạn Mục vào những đêm trăng sáng, dễ nhận ra một không gian ảo huyền giữa bao la núi rừng.
Nguồn ảnh: Sangtannguyen
Với địa thế khá hiểm trở, Đèo Ngoạn Mục trở thành đoạn đường thú vị cho một tour bằng xe đạp, xe gắn máy trên đường từ phố núi Đà Lạt xuôi về duyên hải Phan Rang.
KIM LOAN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV
Link nội dung: https://htv.com.vn/deo-ngoan-muc-mot-trong-nhung-deo-nui-dep-nhat-viet-nam-22299093.htm