Việt Nam - Góc nhìn nơi hoang dã

Nhận biết nấm có độc và gặp gỡ kẻ nguy hiểm - rắn hoa cỏ cổ đỏ

Cẩn thận khi gặp bọ nẹt vì gai chúng có độc; Ếch không cắn và tiêm độc, nó chỉ sản xuất độc trên da; Bí quyết thử nấm độc và nấm không độc; Bất ngờ gặp được rắn hoa cỏ cổ đỏ...


Nhện cua

"Việt Nam - Góc nhìn nơi hoang dã" tập 3 theo chân các nhiếp ảnh gia Đào Tấn Phát, Dương Thái Dũng, Nguyễn Dũng đi về hướng căn cứ Trung ương Cục miền Nam - một khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tọa lạc tại khu vực rừng Chàng Riệc (Tây Ninh). 


Gai bọ nẹt có độc

Trên đường đi, các nhiếp ảnh đã rất thích thú khi bắt gặp nhện cua và bọ nẹt và reo lên: "Trên một cây nhỏ xíu mà quá trời "mẫu" luôn, toàn mẫu hot!". Trước khi họ chụp ảnh, anh Tấn Phát đã nhắc nhở: "Cần cẩn thận bọ nẹt vì đụng tay vào sẽ cảm giác như điện giật. Các gai bọ nẹt có độc nên khi đâm vào da sẽ đau lắm".


Da ếch chứa độc và nhiều ký sinh

Các nhiếp ảnh cũng chia sẻ nhau kinh nghiệm đi rừng chụp ảnh, việc hoạt động dễ khiến chảy mồ hôi và ong thường sẽ tới hút. Chúng ta nên để yên, ong hút xong sẽ bay, còn nếu đập nó thì sẽ chích lại rất đau.

Trong lúc đó, họ gặp được ếch - loài lưỡng cư có thói quen ngày tìm lá khô ngụy trang để ngủ, tối hoạt động nhiều và thường giao phối trong nước. Ếch cũng là dấu hiệu cho biết xung quanh có rắn - xuất hiện để săn mồi. Ếch không cắn và tiêm độc được, nó chỉ sản xuất độc trên da, vậy nên đừng nên ăn thịt những con lưỡng cư, bò sát, vì một số con lưỡng cư trên người chúng có sán, có kí sinh sẽ rất nguy hiểm. 


Nấm độc khi vò nát thường có nhớt

Trong chuyến đi này, các nhiếp ảnh đã chụp được những hình ảnh rất đẹp của nấm. Người xem đồng thời biết được, không thể phán đoán nấm độc dựa trên màu sắc vì có những nấm màu sắc rất đẹp mà vẫn ăn được.

Anh Tấn Phát tiết lộ: "Đa số nấm độc vò ra đều rất nhớt, còn nấm vò ra nước trong veo mà không có cảm giác nhớt thì tỉ lệ cao là không có độc. Khi đi rừng, nếu không biết chính xác loại nấm thì không nên ăn thử". Đặc biệt, các nhân vật đã gặp được rắn hoa cỏ cổ đỏ - người bạn có vẻ ngoài giống rắn nước, bơi dưới nước nhưng là rắn độc. 


Rắn hoa cỏ cổ đỏ

Anh Tấn Phát chia sẻ: "Rắn nước thường giả rắn hoa cỏ cổ đỏ để tránh nguy hiểm, vì những con khác thấy nó sẽ cảnh giác và bỏ đi".

Trong thế giới rắn, rắn hoa cỏ cổ đỏ là rắn độc nanh sau, tức là rắn muốn bơm độc thì phải có động tác nhai, đặc biệt là độc của nó chưa có huyết thanh, nên khi chưa phân biệt được rắn nước hay rắn cổ đỏ thì nên tránh xa nó.

Loài rắn này khi thấy người, nó cũng sẽ chủ động bỏ đi. Nếu bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn, phải đi vào bệnh viện, có khoa học y tế thì may ra cứu được, bị cắn mà sử dụng phương pháp dân gian thì nguy cơ trở chứng nặng rất cao".

"Việt Nam - Góc nhìn nơi hoang dã" - 10g25 Chủ nhật hàng tuần trên HTV7. 

Thiên Bình