Đời sống Chủ Nhật 15/06/2025, 18:28

Lý giải tại sao không giữ các thành phố như Thủ Đức, Thủy Nguyên,...

Tin Tổng hợp

Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã có lý giải về việc tại sao không giữ lại mô hình thành phố trực thuộc thành phố như Thủ Đức (TP.HCM) và Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Lý giải tại sao không giữ các thành phố như Thủ Đức, Thủy Nguyên,...

Trước thềm phiên thảo luận toàn thể tại hội trường chiều 13/6 về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban dự thảo đã có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến cử tri và đại biểu Quốc hội. Một trong những nội dung đáng chú ý là việc không giữ lại mô hình thành phố trực thuộc thành phố như Thủ Đức (TP.HCM) hay Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Hơn 280 triệu lượt góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 5/6, đã có hơn 280 triệu lượt ý kiến góp ý từ các cơ quan, tổ chức và người dân trên toàn quốc đối với dự thảo nghị quyết. Các ý kiến đã được tổng hợp thành khoảng 3.400 trang báo cáo và phụ lục, thể hiện tinh thần cầu thị và lắng nghe trong quá trình sửa đổi văn bản luật nền tảng này.

Trong số các nội dung được góp ý nhiều, vấn đề tổ chức đơn vị hành chính cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 110 của Hiến pháp 2013) thu hút sự quan tâm lớn. Nhiều ý kiến đề nghị đa dạng hóa mô hình tổ chức hành chính, trong đó có đề xuất giữ lại các thành phố như Thủ Đức và Thủy Nguyên, đồng thời công nhận đây là đơn vị hành chính cơ sở thay vì chia tách thành các phường.

Việc đồng loạt tổ chức đơn vị hành chính đô thị thành các phường giúp thống nhất quản lý, thuận tiện quy hoạch và tăng liên kết vùng

Việc đồng loạt tổ chức đơn vị hành chính đô thị thành các phường giúp thống nhất quản lý, thuận tiện quy hoạch và tăng liên kết vùng

Không tiếp tục giữ mô hình "thành phố trong thành phố"

Giải trình về vấn đề này, Ủy ban dự thảo cho biết việc xác định mô hình tổ chức đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sẽ do Quốc hội quyết định thông qua các đạo luật cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn từng thời kỳ.

Theo Ủy ban, việc duy trì mô hình hành chính hai cấp tại địa phương - gắn với cấp xã (ở nông thôn), cấp phường (ở đô thị), và đặc khu (ở một số hải đảo) đang đảm bảo hiệu quả quản lý, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách, giảm tầng nấc trung gian và tăng cường tính trực tiếp trong phục vụ người dân.

Cũng theo giải trình, việc tổ chức đồng bộ các đơn vị hành chính đô thị theo mô hình "phường" sẽ góp phần thống nhất mô hình quản lý, thuận tiện trong công tác quy hoạch và liên kết vùng, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, công khai trong phân cấp điều hành.

Ủy ban dự thảo khẳng định rằng cách tiếp cận này sẽ giúp bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của người dân, không để tiếng nói của cư dân tại các đô thị nhỏ bị lấn át bởi các đô thị lớn trong cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Làm rõ vị trí pháp lý của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Bên cạnh vấn đề trên, nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia cũng đề nghị làm rõ địa vị pháp lý của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (ĐVKTX-ĐB), như việc xác định đơn vị này thuộc Trung ương, tỉnh hay xã, cũng như cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương tại đây.

Ủy ban dự thảo cho biết, khái niệm ĐVKTX-ĐB được đề cập lần đầu trong Hiến pháp 1992 và tiếp tục được giữ trong Hiến pháp 2013, tuy nhiên không xác định đây là đơn vị hành chính ở cấp nào. Dù từng có đề xuất xây dựng luật riêng và thành lập một số ĐVKTX-ĐB, đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thực sự được hình thành, cho thấy tính chất hết sức đặc thù và thận trọng trong vấn đề này.

Chính vì vậy, Ủy ban kiến nghị giữ nguyên tinh thần của Hiến pháp 2013 nhưng kết cấu thành một khoản riêng để nhấn mạnh tính đặc biệt, không giống các đơn vị hành chính thông thường. Đồng thời, đề xuất bổ sung khoản 3 vào Điều 111 của Hiến pháp với nội dung: "Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó".

Cách tiếp cận mở này, theo Ủy ban dự thảo, sẽ tạo cơ sở pháp lý linh hoạt và rõ ràng cho việc xây dựng mô hình quản trị phù hợp với từng loại đơn vị đặc biệt trong tương lai, mà không cần "đóng khung" bằng các tiêu chí cố định khi chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

 >>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9 


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Có thể bạn sẽ thích

Kết quả kỳ họp thứ nhất Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X

Kết quả kỳ họp thứ nhất Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X

Thời sự 08:33 02/07/2025

(HTV) - Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Kỳ họp thứ nhất khóa X, nhiệm kỳ 2021–2026 vào ngày 1/7/2025 với sự tham dự của 186/205 đại biểu, hoàn tất kiện toàn tổ chức sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM.

Hilal và Fluminense tạo địa chấn để giành vé vào tứ kết Club World Cup

Hilal và Fluminense tạo địa chấn để giành vé vào tứ kết Club World Cup

Thể thao 09:53 02/07/2025

Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ 2025 đem lại nhiều bất ngờ thú vị khi nhiều ứng viên hàng đầu sớm trở thành khán giả.

Phường Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động - Dấu ấn của sự đổi mới

Chính trị 09:48 02/07/2025

(HTV) - Ngày 1/7, phường Sài Gòn chính thức vận hành trong không khí rộn ràng, tươi vui và đầy phấn khởi.

Kỳ vọng lớn lao: Việt Nam trước những đổi thay lịch sử

Chính trị 14:19 02/07/2025

(HTV) - Từ ngày 1/7, Việt Nam chính thức bước vào một giai đoạn lịch sử mới với việc sáp nhập các tỉnh, thành phố và đưa bộ máy chính quyền hai cấp vào vận hành. Đây là một sự kiện đánh dấu cuộc tái cấu trúc cách vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của đất nước.

Xem thêm