(HTV) - Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành.
Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với 6 chương và 37 điều
Luật Công đoàn (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia, khi cho phép: Người lao động Việt Nam làm việc không có quan hệ lao động trên lãnh thổ Việt Nam giờ đây có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Người lao động nước ngoài tại Việt Nam được phép gia nhập và hoạt động tại công đoàn cơ sở, dù không có quyền thành lập hay trở thành cán bộ công đoàn. Các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có thể gia nhập Công đoàn Việt Nam, khẳng định vị thế của Công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động ở cấp quốc gia.
Luật cũng quy định tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải định kỳ báo cáo Quốc hội và chịu sự kiểm toán từ Kiểm toán Nhà nước. Cùng với đó, Luật cũng quy định rõ 4 cấp công đoàn, đảm bảo sự phân định rành mạch giữa Công đoàn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của các cấp công đoàn.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9