Đột phá theo Nghị quyết 57: Cơ hội bứt phá, phát triển khoa học, công nghệ

HỒNG DIỄM - NGỌC DIỄM - VĨNH LỘC - THÁI PHƯƠNG - TRÚC QUỲNH // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 8/2/2025, 12:13

(HTV) - Nghị quyết 57 là cơ hội rất lớn để Đại học Quốc gia Thành phố bứt phá trong thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ.

Nghị quyết 57 đột phá trong tư duy, giao quyền tự chủ cho nhà nghiên cứu trong việc thực hiện các đề tài

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được đánh giá sẽ mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho TP.HCM, đặc biệt là quy định cho phép thí điểm các vấn đề mới từ thực tiễn, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và thời gian trễ trong nghiên cứu khoa học. Trong trường hợp không thành công, nhà nghiên cứu có thể dừng lại mà không phải bồi thường kinh phí.

Trong trường hợp không thành công, nhà nghiên cứu có thể dừng lại mà không phải bồi thường kinh phí.

Nghiên cứu khoa học là bất định nhưng đa số các đề tài cấp sở, cấp bộ đều có giới hạn thời gian. Nhà nước "rót tiền", nhưng thực tế làm nghiên cứu là để tìm ra cái mới luôn tiềm ẩn rủi ro thất bại cao. Thậm chí, tại các nước phát triển, tỷ lệ các đề tài thành công được áp dụng vào thực tiễn cũng chỉ ở mức từ 20 - 30%.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết: "12 tháng, 18 tháng phải ra đời. Toàn bộ rủi ro thuộc về nhà khoa học bởi vì khi nghiên cứu không ra được sản phẩm thì không thể nghiệm thu. Khi mà không nghiệm thu được thì phải hoàn trả lại kinh phí cho các sở ban ngành. Chính vì vậy, cơ chế chấp nhận rủi ro rất phù hợp với thông lệ quốc tế, là tin vui cho nhà khoa học, điều đó thúc đẩy nhà khoa học tự tin đăng ký đề tài nghiên cứu".

Nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm

Theo nghiên cứu sinh Lê Minh Thành - Khoa Sinh học Môi trường, Trường Đại học Công thương TP.HCM, Nghị quyết 57 được ban hành là nền tảng gỡ rối các luật, trong đó có luật khoa học công nghệ, từ đó các nhà khoa học được thoải mái hơn trong khả năng sáng tạo của mình mà không bị ràng buộc bởi các đề xuất trước đó. Trước đây phải hoàn thành các đề tài một cách máy móc giờ".

Giảm bớt áp lực cho nhà khoa học có ý nghĩa rất lớn cho TP.HCM, nhất là trong bối cảnh thành phố đang tập trung vào phát triển các lĩnh vực mới, đòi hỏi tính đột phá như: công nghệ cao, y học, năng lượng tái tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.

"Nghị quyết 57 đột phá trong tư duy, giao quyền tự chủ cho nhà nghiên cứu trong việc thực hiện các đề tài. Tự chủ ở đây là giúp họ mạnh dạn hơn trong việc nghiên cứu những vấn đề mới, và giúp cơ quan quản lý ngân sách nhà nước mạnh dạn hơn trong việc phê duyệt đề tài như vậy, cấp kinh phí cho đề tài mà không phải đắn đo rằng: những đề tài đó thành công được hay không, giảm bớt vấn đề sợ hãi đùn đẩy trách nhiệm" là nhận định Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Hoàng Anh - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho biế

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Hoàng Anh - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân cho biết thêm: "Cơ chế và thể chế đã được mở, lúc đó TP.HCM có thể vận dụng linh động những cơ chế, thể chế liên quan Nghị quyết 57 trong việc ứng dụng trong nghiên cứu ra các mô hình mới tại TP.HCM, đơn cử như Trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM. Chúng ta phải có mô hình thực sự mới và đột phá thì mới có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tập đoàn tài chính trên thế giới tham gia vào trung tâm này, còn nếu mô hình chúng ta cũng tương tự như Singapore, Dubai... thì khó thu hút".

Đồng chí Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh: "TP.HCM sẽ tập trung một số việc. Thứ nhất, là rà soát đầu tư để có một hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đồng bộ và hiệu quả hơn. Thứ hai, Thành phố sẽ tập trung vào đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực trong khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chung trong các doanh nghiệp và cộng đồng. Thứ ba, Thành phố sẽ xây dựng các cơ chế chính sách trên nền tảng của Nghị quyết 98 đã có và Nghị quyết 57 đặt ra làm sao huy động tất cả các nguồn lực về con người, tài chính và các điều kiện khác để có thể phát triển bứt phá trong thời gian tới".

Hiện TP.HCM đang xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 57, với quyết tâm thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ Nghị quyết này trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Qua đó góp phần quan trọng đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực quan trọng cho thành phố bứt phá.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn:
Bài liên quan
(HTV) - Năm 2025 đánh dấu giai đoạn nước rút then chốt của dự án Vành đai 3 TP.HCM. Mục tiêu quan trọng trước mắt là hoàn thành đấu nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vào dịp 30/4 sắp tới.
(HTV) - Pipa Yuan, nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới ở Trùng Khánh, Trung Quốc, có thể phục vụ hơn 5.800 người cùng lúc. Với diện tích khổng lồ và không gian lạ mắt, nơi đây thu hút hàng nghìn thực khách mỗi ngày.
(HTV) - Cửa hàng Fleurivore của cô Blanche Piat tại Paris bày bán những bó hoa ăn độc đáo, mang đến lựa chọn quà tặng mới lạ cho ngày Lễ Tình Nhân. Những loài hoa này không chỉ đẹp mà còn có hương vị đặc biệt.
(HTV) - Hai cựu vận động viên trượt băng nghệ thuật Gabriella Papadakis và Madison Hubbell đã xóa bỏ giới hạn truyền thống trong bộ môn, khẳng định sự ăn ý và chuyên môn mới là yếu tố quyết định.
(HTV) - Nghị quyết 57 là cơ hội rất lớn để Đại học Quốc gia Thành phố bứt phá trong thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ.
(HTV) - TP.HCM: Mỗi quận, huyện đặt mục tiêu có sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.
(HTV) - Sau nhiều tiếng đồng hồ trì hoãn so với thời hạn được thống nhất, ngày 07/02, phong trào Hamas đã công bố tên của ba con tin người Israel sẽ được thả vào ngày 08/02, để đổi lấy các tù nhân Palestine.