Đổi mới sáng tạo để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, hướng đến nền kinh tế Các-bon thấp tại Việt Nam

Ý NHI - HỒNG GẤM - ĐỨC PHONG - HOÀNG TÂN // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV 7/8/2024, 19:00

(HTV) - Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, và thúc đẩy công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực.

Kinh tế xanh và chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong bối cảnh Việt Nam hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, và thúc đẩy công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực.

Việt Nam trước cơ hội và thách thức toàn cầu hóa

Theo đánh giá, Việt Nam được xem là quốc gia thụ hưởng tiềm năng từ xu hướng tái định vị chuỗi cung ứng, trở thành điểm đến ưa thích của các “đại bàng” – những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang có nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế và đáp ứng quá trình đô thị hóa. Theo ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, Việt Nam cần trung bình ít nhất 25 tỷ USD mỗi năm cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong 20 năm tới. Trong số các ngành, năng lượng chiếm gần 45%.

Dự án về cơ sở hạ tầng Buildings of the Future (Tòa nhà tương lai)

Mặc dù các thị trường mới mang đến nhiều cơ hội, tuy nhiên biến đổi khí hậu yêu cầu Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn. Trong 4 tháng đầu năm, nhiệt độ toàn quốc tăng cao hơn bình thường 0,5 đến 1,5 độ C; thiên tai ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Đến năm 2050, Việt Nam đối mặt nguy cơ thiệt hại GDP hàng năm từ 12-14,5% vì biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 10 tỷ USD.

Các chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong quá trình chuyển đổi xanh

Nỗ lực phát triển nền kinh tế carbon thấp tại Việt Nam gặp không ít khó khăn, do sử dụng năng lượng tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực. Nhưng khi nhìn vào điểm sáng, các công nghệ có sẵn hiện nay có thể loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng. Năm 2023 cũng đã công bố Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, trong đó tập trung vào 4 loại năng lượng tái tạo chính là thủy điện, điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối. 

Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững 

Với việc tập trung vào lĩnh vực thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, đẩy mạnh công nghệ xanh và xây dựng chính sách bảo vệ môi trường, Việt Nam đang đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Tuy nhiên, hành trình này cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người dân, các doanh nghiệp, tổ chức không chỉ trong nước mà còn quốc tế. 

Việt Nam đang tăng tốc trên hành trình phát triển bền vững

Nhà nước cần triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Ngoài ra cần tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ tiên tiến và thu hút nguồn vốn đầu tư vào các dự án xanh.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc áp dụng công nghệ xanh, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững. Đây không còn là một “chiếc áo thời trang” để làm đẹp, mà còn là điều kiện cần và đủ để mỗi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày một quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường, xã hội, quản trị bền vững. 

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững

Schneider Electric - Dấu ấn 30 năm phát triển bền vững tại Việt Nam

30 năm đánh dấu bước chuyển tiếp quan trọng của Schneider Electric - trở thành người tiên phong thúc đẩy tiến bộ xã hội và tác động bền vững để định hình tương lai của ngôi nhà, công trình kiến trúc, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp tại Việt Nam. 

Bà Chris Leong - Phó Chủ tịch Tập đoàn, Phụ trách Marketing toàn cầu của Schneider Electric

Ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia

Trong suốt hành trình 30 năm, Schneider Electric không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số bằng cách tích hợp các công nghệ năng lượng và quy trình hàng đầu thế giới, tích hợp Internet vạn vật, các thiết bị kết nối và điều khiển, phần mềm và dịch vụ, xuyên suốt toàn bộ vòng đời đầu tư và vận hành của doanh nghiệp, cho phép hợp nhất quy trình quản lý doanh nghiệp trong các thị trường nhà ở dân dụng, công trình kiến trúc, trung tâm dữ liệu, cơ sở hạ tầng và công nghiệp.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới sáng tạo năm 2024, Schneider Electric cũng đã giới thiệu những phát triển mới nhất về tự động hóa, số hóa và điện hóa nhằm thúc đẩy quá trình khử các-bon, cách mạng hóa cơ sở hạ tầng A.I. và chuyển đổi hệ thống quản lý năng lượng. Với mục tiêu hướng đến một tương lai xanh, thông minh và bền vững hơn cho tất cả mọi người.

>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9

 

Ý kiến của bạn: