(HTV) - Chính sách thuế quan cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc là cơ hội Việt Nam cần tận dụng nhanh. Hiện, Việt Nam đứng thứ 3 về thặng dư thương mại với Mỹ, đạt 113 tỷ USD.
Trong số 11 nước xuất khẩu của Công ty TNHH công nghệ sinh học Tomcare – đơn vị sở hữu thương hiệu tương ớt Chilica, thị trường Mỹ, Canada, Trung Quốc chiếm 40% tổng doanh số. Nhờ lợi thế 100% nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp cho biết căng thẳng thương mại và biến động tỉ giá không những không ảnh hưởng tới doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều cơ hội.
Nhà máy sản xuất của Chilica
Trong số 11 nước xuất khẩu của doanh nghiệp chuyên sản xuất tương ớt lên men này, thị trường Mỹ, Canada, Trung Quốc chiếm 40% tổng doanh số. Với căng thẳng thương mại và biến động tỉ giá không ảnh hưởng đến doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước.
Ông Nguyễn Thanh Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare cho biết: "Nguyên liệu mình mua theo giá Việt Nam, nhưng xuất khẩu theo giá đô thì giá đô càng cao thì tỷ giá đó giúp cho doanh nghiệp thặng dư lớn để tái đầu tư. Nông sản, gia vị mức độ chênh lệch về giá rất ít 2 - 3% chứ 10% là lớn lắm, nên nếu Trung Quốc bị áp mức thuế đó thì có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gia vị, nông sản rất hưởng lợi."
Ông Nguyễn Thanh Hiền chia sẻ về chiến lược ứng phó của doanh nghiệp trước căng thẳng thương mại
Doanh nghiệp hưởng lợi khi Mỹ áp thuế Trung Quốc
Cùng với nông sản, da giày, linh kiện điện tử, dệt may là ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ khá cao. Với kinh nghiệm ứng phó với căng thẳng thương mại nhiệm kỳ trước của Tổng thống Trump cũng như đại dịch Covid-19, nhìn chung các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị các phương án ứng phó.
Ông Phạm Văn Việt - Phó Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM nhận định: "Chúng tôi có 2 - 3 phương án, chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước và tại các nước chưa bị áp thuế để thay thế. Chúng tôi cũng đã mở rộng thị trường, trước kia ngành dệt may chỉ có 78 thị trường nay đã được mở rộng 102 thị trường. Hàng Việt Nam hiện nay có chất lượng tốt, có thể sản xuất đơn hàng nhỏ cho từng thị trường với giá cả thấp hơn, chứ không phải như hồi xưa. Giờ công nghệ đã linh hoạt hơn các năm trước."
Ông Nguyễn Thanh Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare cho biết thêm: "Thực phẩm lên men nên mình lúc nào cũng dự trữ gấp 3 sản lượng nên nếu căng thẳng thương mại diễn ra, nguồn cầu tăng đột biến 200 - 300% thì cũng trong tầm kiểm soát, đó là phía hưởng lợi. Còn nếu bất lợi, áp thuế Việt Nam vì chênh lệch thặng dư thương mại, thì Chilica cũng có kế hoạch xuất khẩu sang thị trường quá 30% (dù có hưởng lợi) để mình phòng ngừa rủi ro, thiên tai dịch bệnh, trong đó có căng thẳng thương mại."
Doanh nghiệp Việt chủ động trước thị trường biến động và rủi ro thương mại
Trong nguy có cơ, doanh nghiệp cho rằng đây là giai đoạn của sự tỉnh táo. Thay vì lo lắng, các doanh nghiệp sẽ theo dõi sát tình hình thế giới để chủ động trước mọi diễn biến có thể xảy ra.
>>> Xin mời quý vị đón xem Thời sự HTV lúc 20 giờ và Chương trình Thế giới 24G lúc 20 giờ 30 phút mỗi ngày trên kênh HTV9