Chàm quạp - Tử thần dưới lá

Chàm quạp là loài rắn độc tế bào nanh trước rất nguy hiểm. Chúng được xem như những tử thần dưới lá bởi thường ngụy trang trang lá khô và người đi làm thường đạp trúng.

Tấm ảnh có chiều sâu nhờ kĩ thuật phơi

Trong "Việt Nam - Góc nhìn nơi hoang dã" tập 13, gương mặt quen thuộc - anh lớn Dương Thái Dũng vì lịch trình bận rộn nên đã chia tay trước với ê-kíp. Theo đó, khán giả có dịp gặp gỡ một gương mặt mới - nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Nghĩa. Anh Hữu Nghĩa đã rủ bộ đôi nhiếp ảnh gia Đào Tấn Phát, Nguyễn Dũng chụp kĩ thuật phơi.

Trước thắc mắc "Phơi sáng sử dụng kính lọc ND chỉ được mấy chục giây, sao nắng quá mà anh phơi lâu?" của anh Nguyễn Dũng, anh Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết: "Thường các bạn dùng kính lọc ND 8-stop đến 10-stop và thường canh giờ vàng ánh sáng vàng, thường chụp được 15s đến 30s". 

Thác nước hùng vĩ khi chụp với tốc độ cao 

Anh Nghĩa tiết lộ thêm: "Nhưng hôm nay mình sử dụng một kính lọc đặc thù từ 16-18-20 stop và loại kính lọc này hiện chỉ có đặt ở nước ngoài, Việt Nam rất hiếm người sử dụng. Cái mình đang dùng hiện nay là kính lọc ND 16-stop. Khi bỏ kính lọc ND 16-stop vào sẽ không thấy gì hết nên phải đo khung và canh sáng trước đó đồng thời đã sử dụng phần mềm thuật toán để tính ra thời gian cần phải chụp.

Ngoài ra, nên sử dụng dây bấm mềm để tránh làm rung lắc khi tác động trực tiếp lên máy. Sử dụng kính lọc ND 16-stop có thể phơi sáng được khoảng 10 phút, bức hình sẽ cho người xem cảm giác thời gian, thấy được mênh trôi, sông phẳng lặng và mềm mại. Cách chụp này trong điều kiện nắng ban ngày cũng có điểm rất hạn chế là làm hại máy". 


Rắn chàm quạp ngụy trang trong lá khô

Cũng trong "Việt Nam - Góc nhìn nơi hoang dã" tập 13, anh Tấn Phát đã bất ngờ bắt gặp được rắn chàm quạp - một loài rắn độc tế bào - rắn độc nanh trước, tức khi cắn nạn nhân, chất độc sẽ tiêm thẳng vào vết thương. Tùy thuộc vào mỗi vùng phân bố mà rắn chàm quạp sẽ có một màu sắc khác nhau, chúng nguy hiểm vì thường nằm ngụy trang trên lá khô, khó nhận diện được nó, người đi làm hay đạp trúng.

Nhiều người khi bị chàm quạp cắn thường dùng garo để buộc lại mà không biết rằng, đây là rắn độc tế bào và cách này sẽ khiến vết thương bị hoại tử. Được biết, hiện đã có huyết thanh để điều trị nọc độc của rắn chàm quạp. Khi bị cắn, nên rửa sạch vết thương và đi ngay tới bệnh viện. 

Đón xem các số tiếp theo hứa hẹn nhiều hấp dẫn và thú vị của "Việt Nam - Góc nhìn nơi hoang dã", phát sóng lúc 10g25 Chủ nhật hàng tuần trên HTV7. 

Thiên Bình